Tri thức là những giọt nước trong đại dương bao la!

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

HỒ QUÝ LY, HOÀNG ĐẾ SINH SỚM THỜI ĐẠI

DŨNG PHAN
Từ thành phố Thanh Hóa, đi theo quốc lộ 45, chúng ta sẽ đi vào huyện Vĩnh Lộc. Nơi ấy, có một di tích lịch sử vẫn còn để lại cho đến hôm nay: đời sau gọi là “Thành nhà Hồ”. Nhưng, nếu ai có chút hiểu biết về lịch sử và kiến trúc của một tòa thành thời xưa, thì những gì còn sót lại hôm nay không thể gọi là “thành nhà Hồ”, mà chỉ có thể gọi là “Cổng tường thành nhà Hồ.” Phải, đây chỉ là cổng Nam đi vào trong thành nhà Hồ mà thôi. Nơi mà thiên tài khoa học Hồ Nguyên Trừng đã xây dựng nên trong vòng 3 tháng. Còn thành nhà Hồ ở đâu? Đấy chính là cánh đồng hoang vu, cỏ mọc dại và những con trâu đang găm cỏ ở phía trong. Hơn 600 năm trước, những bãi cỏ ấy mới chính là Thành nhà Hồ, với Tử Cấm Thành nằm ngay chính giữa. Đấy là nơi hoàng đế nước Đại Ngu tên là Hồ Quý Ly thượng triều.
Câu hỏi đặt ra: vì sao nơi này chỉ còn là phế tích cô liêu đến như vậy? Tử Cấm Thành nơi nào? Cung điện nơi nào? Và các tòa lầu nơi hoàng hậu, cung nữ ở, đã đi đâu rồi? Xin trả lời: ngày giặc Minh tràn vào nước ta, vua tôi Đại Ngu đã thất bại, nên giặc Minh đã đập phá hết nơi này. Khách thập phương đến thăm hôm nay, chỉ còn thấy hai con rồng đá trên bậc thang tàn tích, tượng trưng cho một thời đã có một vị hoàng đế ngồi ở đấy, còn lại tất cả mọi thứ đã mất. Cô liêu như chính vị hoàng đế ấy trong lịch sử Việt Nam, một người đi giữa sự phủ nhận của hậu thế, một người chứa quá nhiều những cải cách vượt tầm thời đại, cùng một lịch sử là bài học của tiền nhân rõ rệt trên từng khung hình cuộc đời. Tên của vị hoàng đế ấy chính là Hồ Quý Ly.
Tháng 2 năm 1400, một vị quyền thần có tên là Lê Quý Ly đã bức vị vua cuối cùng của thời đại Đông A anh hùng xuống khỏi ngai vàng: vua Trần Thiếu Đế. Ngài tự mình lên làm vua, đổi sang họ Hồ, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, nhà Hồ chính thức thay nhà Trần. Và vị hoàng đế Hồ Quý Ly, với khát vọng “xốc” lại một đất nước Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng giai đoạn cuối triều Trần, đã tiến hành những cải cách mang tính triệt để nhất. Như đã biết, triều Trần là một triều đại anh hùng với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, nhưng cũng là một triều đại nhiều tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam. Chẳng hạn như với việc kết hôn cận huyết, thì đây là triều đại có những mối tình loạn luân lớn nhất lịch sử. Còn chính sách phân chia ruộng đất cho các quý tộc Trần, sở hữu các quyền lợi địa chủ, với việc sống trong những thái ấp riêng, đó lại chính là một “con dao hai lưỡi”. Trong thời chiến, việc bảo vệ quyền lợi bản thân trước sự xâm lăng của ngoại bang, cũng giúp tạo nên tinh thần bảo vệ đất nước. Tuy vậy, trong thời bình, đó chính là nguyên nhân của thói xa hoa, tham nhũng và hút máu nhân dân.
Hồ Quý Ly khi lên đã nhìn thấy điều đó, và để chia nhỏ thế lực của giới quý tộc, đưa ruộng đất trở lại với người dân để kích thích sự phát triển kinh tế. Hồ Quý Ly ban hành chính sách “hạn điền” (giảm số ruộng). Ông cho làm lại sổ ruộng đất, sung công hàng loạt ruộng đất vô chủ, vô thừa nhận hay quá hạn. Điều này giúp giảm số ruộng tư, hạn chế thế lực và đất đai của các địa chủ lớn. Đi cùng với “hạn điền” chính là “hạn nô” (giảm số nô lệ), đấy là việc ban hành chính sách mới khi đưa hàng loạt nô lệ của những quý tộc Trần đi ra cuộc sống, giảm mạnh số nô lệ ở các thái ấp của những quý tộc nhà Trần, và tránh việc sung vào trong nội bộ các địa chủ địa phương thêm những nô lệ mới. Ngoài ra đó là việc đào tạo nhân tài rộng khắp, không kể xuất xứ, khác với triều Trần chỉ ưu tiên cho con cháu quý tộc.
“Hạn điền” và “Hạn nô” đã giúp cho nhà nước có thêm ruộng đất công và các nhân lực tự do, tạo nền tảng kinh tế, xã hội mới, qua đó đánh sập những tàn dư hủ bại của triều đại cũ. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân trực tiếp cho việc họ Hồ khi lên ngôi mất đi sự ủng hộ của các tầng lớp quý tộc và thế tộc có tiếng nói trong lòng nhân dân, khiến cho Hồ Quý Ly sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến với quân Minh. Đội quân đã tràn vào Đại Việt với sự dẫn đường của một người phía nhà Trần: Trần Thiêm Bình.
Hồ Quý Ly còn tiến hành các cải cách vượt tầm thời đại khác. Trong đó đặc biệt là ở giáo dục và y tế. Trong cái thời mà trí thức đất nước được thể hiện qua việc đưa ra những câu đối và “anh đã đối, mời chú đối lại” - sinh ra một nền kinh tế nông nghiệp với những nhà Nho sống mọt sách, thiếu thực tiễn, thì Hồ Quý Ly đã đưa toán học vào trong thi cử. Sự xuất hiện của Toán học trong giáo dục Việt Nam thế kỷ 15, chính đã giúp phát hiện ra những nhân tài ở mảng khoa học kỹ thuật như Kiến trúc sư Nguyễn An (người sau này là một trong những kiến trúc sư trưởng xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh), hay ở chính người con trai cả của ông: Hồ Nguyên Trừng, một thiên tài toàn năng của lịch sử dân tộc Việt. Hồ Nguyên Trừng khi không chỉ là nhà thơ, nhà văn, kiến trúc sư, nhà bác học đã sáng tạo nên thuyền cổ lâu (thuyền chiến hai tầng) và súng thần công, mà còn là nhà chính trị lỗi lạc với câu nói nổi tiếng “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo.” Cải cách y tế, Hồ Quý Ly lập ra các y tì để coi sóc việc thuốc thang (một dạng bệnh viện như ngày nay). Đặc biệt, đã đưa tiền giấy vào sử dụng sớm trước 500 năm. Hôm nay nhìn về, những cải cách của Hồ Quý Ly thật sự là chấn động.
Những cải cách có tính sâu rộng của Hồ Quý Ly đã lật ngược lại cả một xã hội phong kiến, khiến cho “nợ máu” của Hồ Quý Ly không đơn thuần chỉ là 370 mạng người trong cuộc binh biến thất bại của thượng tướng quân Trần Khát Chân. Mà đấy là một mâu thuẫn có tính xã hội, thời đại. Chúng âm ỉ, có tính phá hoại, để rồi sinh ra một tầng lớp chính những người Việt đã để cái ích kỷ cá nhân đặt cao hơn sự tồn vong của dân tộc. Đất nước rơi vào tay nhà Minh không chỉ lỗi ở Hồ Quý Ly như sử sách đã nói sau này, mà còn do những quý tộc Trần thời mạt vận. Phải mãi cho đến đời sau, nhìn lại Hồ Quý Ly cùng các cải cách của ông, khi đối chiếu với chính xã hội hiện đại, ta mới có thể nhìn ra được cái tầm vóc vĩ đại của ông. Còn trong lăng kính của thời phong kiến, ông chỉ là tội đồ. Nhà Hồ không có lòng dân không phải vì nhà Hồ không nghĩ cho dân, mà vì dân không hiểu những cải tổ của nhà Hồ. Đấy cũng là cái bi kịch của Hồ Quý Ly trong mộng ảo và sự vội vã cải cách.
Ông là một vị vua cải cách không gặp thời.
Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly thất bại trong việc chống trả lại cuộc xâm lăng của nhà Minh. Vậy là nhà Hồ diệt vong sau 7 năm trị vì ngắn ngủi. Đất nước bước vào thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 4. Cũng trong năm 1407 đó, Hồ Quý Ly mất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nơi đất khách quê người, ngài mang theo một bi kịch và sự thống hận đi xuống cửu tuyền. Hồ Quý Ly là một thiên tài, chứ không nên nhìn mãi trong lăng kính khắt khe như một nhà vua thất bại. Nhưng cái tài của ông đã không gặp thời, đã để sai thời điểm. Hậu thế nhìn lại những điều mà bậc tiền nhân vĩ đại mà không gặp thời kia thực hiện, để lấy chính bài học cho chính hôm nay. Một mục tiêu tốt, cần thực hiện với một lộ trình đầy đủ, tuần tự và không gấp rút, vì điều này có thể gây xáo động xã hội. Và quan trọng hơn, cải cách tốt nhưng cũng cần có sự hợp thời ở trong đó. Vào cái giai đoạn Đông Nam Á và Đông Á bị phủ bóng bởi nền văn minh Nho Gia vĩ đại ở Trung Hoa. Đôi khi không phải khi nào “ngược sóng” cũng có thể mang đến những điều tốt đẹp, mà có khi còn đánh đổi bằng một bi kịch lớn lao hơn.
Tuy nhiên, không phải khi nào bị động cũng sẽ giữ được đất nước. Ngược lại, luôn cần những người cải cách như Hồ Quý Ly xuất hiện, và vấn đề phải là những cuộc cách mạng đúng lúc, đúng thời điểm, chuyện vua Minh Mạng của thế kỷ 18, 19 là bài học như thế. Đấy là một ví dụ khác cũng là vấn đề sai thời điểm, nhưng theo cách trái ngược với Hồ Quý Ly.
(Dũng Phan)
Mọi liên hệ với tác giả Dũng Phan
//
Share:

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

BIỂU TÌNH

MAI DƯƠNG
Về nguyên tắc, chả ai đi đối thoại với đám đông đang mất kiểm soát cả. Vác cả phiến đá hơn 3 yến táng vào đầu con nhà người ta, ngữ đó chỉ có phương án dập cho tê liệt chứ đối thoại cái gì?
Nên mọi lý thuyết dẫn dụ tìm một phong cách lãnh đạo như trong tiểu thuyết khi xử lý bạo loạn, là sai lầm.
Với những cái đầu hung hãn, sau khi đã khoanh vùng xác định, cần trấn áp càng nhanh càng tốt. Càng sớm làm tê liệt kháng cự, càng đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, và cho chính bản thân chúng. Bởi, lôi kéo bạo lực số đông luôn là mục tiêu của đám chim mồi.
Nện cho vài dùi cui rồi còng tay, thậm chí xách đi như xách chó lợn cũng không chết. Nhưng để mất kiểm soát, hỗn loạn bạo lực đám đông, ắt có người chết.
Xem những clip cảnh sát VN ứng phó bạo động, mới thấy sự nhẫn nhịn của họ là kinh khủng. Đằng sau sự nhẫn nhịn đó đương nhiên là yếu tố kỷ luật.
Nhưng, đừng dại thấy người ta nhẫn nhịn mà làm tới. Công an thì cũng là mình, họ cũng có những cảm xúc cá nhân rất muốn giải tỏa nhưng bắt buộc phải kìm nén. Quá trớn quá đà, khi có lệnh cho phép tẹt ga thì đừng đùa với họ, nhất lại là toàn anh em trẻ!
***
Không có một công dân VN nào sang Mỹ tham gia hay chỉ đạo các cuộc biểu tình làm loạn xã hội Mỹ, và vì thế VN có quyền yêu cầu ngược lại. Vi phạm luật pháp là túm, nhất là có yếu tố đá vào dzái chế độ, thách thức an ninh quốc gia.
Mỹ từng túm cổ Minh Béo vì tội ấu dâm, sao không thấy phê phán Mỹ đã không tính đến nhạy cảm chính trị?
****
Giả dạng công an hay bộ đội để kích động đám đông là một tiểu xảo phổ biến. Nó thuộc về giáo trình biểu tình phổ thông. Thậm chí ngôn ngữ cơ thể khi bị bắt để ám hiệu cho đồng bọn, cũng là một thứ phải học. Thằng cu giả dạng công an bị túm, khi biết sẽ bị chụp hình đã cố tình khoanh tay lại, đấy là ám hiệu thông báo đã lộ, cần điều chỉnh hoặc giải tán chiến thuật giả danh.
Giáo trình biểu tình dạy con người ta từ cách hướng dẫn đám đông hô khẩu hiệu. Phải làm sao để đồng loạt cùng hô, ai không muốn hô cũng phải hô. Tiếng hô đồng loạt đương nhiên có sức mạnh tinh thần ghê gớm và nó làm cho con người hăng máu hơn. Năm 2014, ở quảng trường Kiev, đã có những người cầm loa tay và hô to trước đám đông "ai không hô theo tôi, kẻ đó là lũ bán nước".
Và thế là có những người chỉ tham gia vì hóng hớt tò mò, nhưng cũng bị cuốn vô thức vào đám đông, cũng hô, cũng vung nắm đấm như thật. Trở thành người trong cuộc lúc nào không hay.
Share:

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 5

MƯỢT
Đầu năm 2007, các chương trình kinh tế biển được Việt Nam xúc tiến mạnh mẽ. Đặc biệt là giới thiệu khu vực vịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà.
Trong số các nhà đầu tư, nổi bật có tập đoàn đa ngành Dubai World (thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Tập đoàn này đã có bước đi hết sức nghiêm túc và cụ thể, với ý định đầu tư vào khu vực vịnh Vân Phong hàng tỉ đô la để xây dựng các dự án cảng biển, lẫn các khu kinh tế biển cực kì hiện đại vào thời điểm đó.
Không chỉ có Dubai World, các tập đoàn hàng đầu của Nhật, Hàn Quốc, Singapore như Sumitomo, Posco, SP... cũng cam kết đầu tư hàng tỉ đô la vào khu vực này.
Một đề án quy hoạch tổng thể rất công phu, chi tiết được tỉnh Khánh Hoà hoàn thiện, đồng thời Chính phủ cũng giao cho một Phó thủ tướng phụ trách riêng về việc xây dựng đề án này.
“Tuy nhiên, đề án vào phút chót bị huỷ bỏ, do phía Trung Quốc gây sức ép không cho ta làm” TS Võ Đại Lược, cha đẻ của đề án hồi tưởng lại với các phóng viên sau này.
Đó là vào những năm 2007, thời điểm mà Trung Quốc vẫn còn gây được nhiều áp lực lên chính phủ Việt Nam, thời điểm đó, thậm chí một tờ báo có thể bị đóng cửa bởi đăng một bài báo về Trung Quốc, một phóng viên có thể đi tù nếu viết về Hoàng Sa.
2017, Việt Nam với dàn lãnh đạo trẻ, cấp tiến cộng với sách lược ngoại giao khôn ngoan, đã từng bước thoát khỏi sự ảnh hưởng của Phương Bắc. Trên các diễn đàn, báo chí chính thống lẫn mạng xã hội, những thông tin được coi là cực kì nhạy cảm trước đó như chiến tranh biên giới, tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa đã được nói đến công khai với tần suất dày đặc.
Thời điểm này, nhu cầu cấp bách về việc đổi mới, tạo các khu vực làm động lực tăng trưởng kinh tế, thử nghiệm thể chế, để làm tiền đề cho việc giải quyết nút thắt thể chế trên diện rộng được lãnh đạo Việt Nam thống nhất.
Câu chuyện đặc khu kinh tế được tái khởi động sau 20 năm đặt ra. Tháng 4/2017, một Ban chỉ đạo Quốc gia được Bộ Chính trị chính thức ký thành lập, và do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Một chủ trương lớn trong câu chuyện đặc khu “Gọi nước lớn vào đầu tư đồng thời làm rào chắn bảo vệ biển Việt Nam” được ngầm định thông qua.
Dĩ nhiên, Trung Quốc hoàn toàn hiểu được điều này, tuy nhiên, thời điểm 2018 vị thế của Việt Nam đã khác 2007. Việc tạo sức ép về mặt ngoại giao cấp chính phủ đã không còn dễ dàng như trước. Một thuyết âm mưu được đặt ra, dùng truyền thông xã hội, một công cụ thiếu kiểm soát của Việt Nam để chống lại chính chính phủ Việt Nam về chủ trương này.
Nhớ lại thời điểm Philippines kiện và thắng Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến vấn đề Biển Đông. Ngay sau đó, trang nghiencuuquocte.org do tiến sĩ Lê Hồng Hiệp chủ biên, đã có bài tổng hợp và phân tích chiến lược truyền thông “nan hoa” của chính phủ Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Hàng trăm tờ báo địa phương được Trung Quốc đổ tiền mua bài, các nghị sĩ, blogers... được mua chuộc để phát ra những thông điệp của chính phủ Trung Quốc.
Kết quả vụ kiện sau chiến dịch bị bóp méo hoàn toàn trên bình diện quốc tế. Sau đó, chính phủ Philippines mặc dù chiến thắng trong vụ kiện, nhưng vẫn phải chấp nhận và bắt tay với Trung Quốc trong một số vấn đề liên quan đến biển Đông.
Quay trở lại với luật “Khu hành chính kinh tế đặc biệt” đang được trình quốc hội và được dư luận hết sức quan tâm trong vài ngày qua.
Bắt đầu từ một điểm trong dự luật là cho phép người nước ngoài thuê đất tối đa 99 năm, một làn sóng phản ứng dữ dội từ nhiều khu vực trên mạng xã hội. Nhà báo, FBkers, nhân sĩ trí thức ... và dự luật đặc khu đã hoàn toàn bị bóp méo thành “bán đất cho Trung Quốc”. Một lí do cực kì hợp lí, để kích động dư luận phản ứng với chính quyền, bất chấp thực tế rằng nhiều năm qua, chính phủ đã rất nỗ lực và cứng rắn trong tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, nỗ lực hội nhập quốc tế nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc về kinh tế và ngoại giao.
Câu hỏi tu từ đặt ra ở đây: ai là kẻ không muốn ta làm? Ai là kẻ không muốn Việt Nam mạnh? Dĩ nhiên, câu hỏi đã là câu trả lời.
Không khó để nhận diện những kẻ kêu gào yêu nước nhưng thực tế sẵn sàng bán nước cầu vinh khi có điều kiện. Và cũng không khó để nhận diện những kẻ chỉ muốn đất nước này lầm than. Và càng không khó để nhận thấy những kẻ cơ hội nhưng dốt nát dùng những ngôn từ đao to búa lớn để ...câu like, thoả mãn dục vọng hết sức nhỏ nhen và thấp hèn.
Trên mạng xã hội, những kẻ hay nói đạo đức thì thường sống như lồn, và những kẻ chửi Tàu hung hãn nhất, lại rất có thể là Việt gian.
Phỏng ạ.
Share:

CÂU CHUYỆN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 4

MƯỢT
Một trong những vấn đề cốt lõi nhất của đặc khu mà ít được dư luận nhắc đến, hoặc được nhắc đến kèm những cụm từ mang tính học thuật rất khó hiểu, đó là “thử nghiệm chính sách”. Sang mồm thì gọi là “phòng thí nghiệm thể chế”.
Cũng giống như thuốc chữa bệnh, trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, thì phải thử nghiệm trên chuột, hay lợn, hay khỉ hay ruồi hay bọn cư dân mạng mất nết và ngu ngốc, đại loại thế.
Một chính sách được ban hành chưa thể biết được sẽ thành công hay thất bại. Để giảm thiểu những thất bại trên bình diện quốc gia, một số khu vực được lựa chọn thí điểm, và được quyền áp dụng những chính sách đặc thù.
Sau một thời gian, các chính sách tại khu vực thí điểm này được tổng kết đánh giá, chính sách sai lầm thì sửa chữa hoặc loại bỏ, chính sách đúng thì được nhân ra tầm rộng hơn như tỉnh, thành phố, quốc gia.
Trong chuyến công tác của bọn Xơ tại Thượng Hải vừa qua, khi được hỏi về cách ứng xử và phản ứng của các địa phương khác đối với những chính sách đặc thù của Khu Kinh tế Thương mại tự do Thượng Hải, đại diện cao cấp của họ trả lời rằng: các địa phương khác hoàn toàn ủng hộ, họ muốn các chính sách được thử nghiệm tại đây, các chính sách thành công sẽ được nhân rộng tại các địa phương khác mà không cần phải bàn nhiều nữa. Thực tế chứng minh rằng, Trung Quốc đã thực sự thành công bằng phương pháp này suốt vài chục năm qua.
Tại Việt Nam, Phú Quốc với hơn 100.000 dân, Vân Đồn khoảng hơn 30.000 dân, Vân Phong thì còn nhỏ hơn nữa. Diện tích đất đai và dân số so với toàn quốc là rất nhỏ bé, nhưng ba vùng đất này nằm ở những vị trí hết sức quan trọng, và phù hợp với việc thử nghiệm những chính sách mới.
Khác chăng, người Việt đều nghĩ rằng, luật đặc khu ra đời với nhiều ưu đãi cho ba vùng đất kia, thay vì thử nghiệm chính sách, sẽ tạo sự mất cân bằng trong thu hút đầu tư với các vùng đất khác.
Ngộ nghĩnh hơn, các nhân sĩ trí thức thì lo ngại rằng, các vùng đất nhỏ bé này, khả năng sẽ biến thành vùng đất nhượng tô cho Tàu khựa nếu điều khoản cho thuê đất 99 năm trong Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thông qua.
Nghe cứ như là mất nước đến nơi, rõ là buồn cười. Tổ sư bố.
Share:

TÌM KIẾM

ĐỒNG HỒ

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

  • SỐ LƯỢNG BÀI VIẾT
  • SỐ LƯỢNG BÌNH LUẬN
  • SỐ LƯỢNG NGƯỜI XEM

ĐANG GHÉ THĂM

Người theo dõi