Tri thức là những giọt nước trong đại dương bao la!

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

HỒ QUÝ LY, HOÀNG ĐẾ SINH SỚM THỜI ĐẠI

DŨNG PHAN
Từ thành phố Thanh Hóa, đi theo quốc lộ 45, chúng ta sẽ đi vào huyện Vĩnh Lộc. Nơi ấy, có một di tích lịch sử vẫn còn để lại cho đến hôm nay: đời sau gọi là “Thành nhà Hồ”. Nhưng, nếu ai có chút hiểu biết về lịch sử và kiến trúc của một tòa thành thời xưa, thì những gì còn sót lại hôm nay không thể gọi là “thành nhà Hồ”, mà chỉ có thể gọi là “Cổng tường thành nhà Hồ.” Phải, đây chỉ là cổng Nam đi vào trong thành nhà Hồ mà thôi. Nơi mà thiên tài khoa học Hồ Nguyên Trừng đã xây dựng nên trong vòng 3 tháng. Còn thành nhà Hồ ở đâu? Đấy chính là cánh đồng hoang vu, cỏ mọc dại và những con trâu đang găm cỏ ở phía trong. Hơn 600 năm trước, những bãi cỏ ấy mới chính là Thành nhà Hồ, với Tử Cấm Thành nằm ngay chính giữa. Đấy là nơi hoàng đế nước Đại Ngu tên là Hồ Quý Ly thượng triều.
Câu hỏi đặt ra: vì sao nơi này chỉ còn là phế tích cô liêu đến như vậy? Tử Cấm Thành nơi nào? Cung điện nơi nào? Và các tòa lầu nơi hoàng hậu, cung nữ ở, đã đi đâu rồi? Xin trả lời: ngày giặc Minh tràn vào nước ta, vua tôi Đại Ngu đã thất bại, nên giặc Minh đã đập phá hết nơi này. Khách thập phương đến thăm hôm nay, chỉ còn thấy hai con rồng đá trên bậc thang tàn tích, tượng trưng cho một thời đã có một vị hoàng đế ngồi ở đấy, còn lại tất cả mọi thứ đã mất. Cô liêu như chính vị hoàng đế ấy trong lịch sử Việt Nam, một người đi giữa sự phủ nhận của hậu thế, một người chứa quá nhiều những cải cách vượt tầm thời đại, cùng một lịch sử là bài học của tiền nhân rõ rệt trên từng khung hình cuộc đời. Tên của vị hoàng đế ấy chính là Hồ Quý Ly.
Tháng 2 năm 1400, một vị quyền thần có tên là Lê Quý Ly đã bức vị vua cuối cùng của thời đại Đông A anh hùng xuống khỏi ngai vàng: vua Trần Thiếu Đế. Ngài tự mình lên làm vua, đổi sang họ Hồ, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, nhà Hồ chính thức thay nhà Trần. Và vị hoàng đế Hồ Quý Ly, với khát vọng “xốc” lại một đất nước Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng giai đoạn cuối triều Trần, đã tiến hành những cải cách mang tính triệt để nhất. Như đã biết, triều Trần là một triều đại anh hùng với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, nhưng cũng là một triều đại nhiều tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam. Chẳng hạn như với việc kết hôn cận huyết, thì đây là triều đại có những mối tình loạn luân lớn nhất lịch sử. Còn chính sách phân chia ruộng đất cho các quý tộc Trần, sở hữu các quyền lợi địa chủ, với việc sống trong những thái ấp riêng, đó lại chính là một “con dao hai lưỡi”. Trong thời chiến, việc bảo vệ quyền lợi bản thân trước sự xâm lăng của ngoại bang, cũng giúp tạo nên tinh thần bảo vệ đất nước. Tuy vậy, trong thời bình, đó chính là nguyên nhân của thói xa hoa, tham nhũng và hút máu nhân dân.
Hồ Quý Ly khi lên đã nhìn thấy điều đó, và để chia nhỏ thế lực của giới quý tộc, đưa ruộng đất trở lại với người dân để kích thích sự phát triển kinh tế. Hồ Quý Ly ban hành chính sách “hạn điền” (giảm số ruộng). Ông cho làm lại sổ ruộng đất, sung công hàng loạt ruộng đất vô chủ, vô thừa nhận hay quá hạn. Điều này giúp giảm số ruộng tư, hạn chế thế lực và đất đai của các địa chủ lớn. Đi cùng với “hạn điền” chính là “hạn nô” (giảm số nô lệ), đấy là việc ban hành chính sách mới khi đưa hàng loạt nô lệ của những quý tộc Trần đi ra cuộc sống, giảm mạnh số nô lệ ở các thái ấp của những quý tộc nhà Trần, và tránh việc sung vào trong nội bộ các địa chủ địa phương thêm những nô lệ mới. Ngoài ra đó là việc đào tạo nhân tài rộng khắp, không kể xuất xứ, khác với triều Trần chỉ ưu tiên cho con cháu quý tộc.
“Hạn điền” và “Hạn nô” đã giúp cho nhà nước có thêm ruộng đất công và các nhân lực tự do, tạo nền tảng kinh tế, xã hội mới, qua đó đánh sập những tàn dư hủ bại của triều đại cũ. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân trực tiếp cho việc họ Hồ khi lên ngôi mất đi sự ủng hộ của các tầng lớp quý tộc và thế tộc có tiếng nói trong lòng nhân dân, khiến cho Hồ Quý Ly sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến với quân Minh. Đội quân đã tràn vào Đại Việt với sự dẫn đường của một người phía nhà Trần: Trần Thiêm Bình.
Hồ Quý Ly còn tiến hành các cải cách vượt tầm thời đại khác. Trong đó đặc biệt là ở giáo dục và y tế. Trong cái thời mà trí thức đất nước được thể hiện qua việc đưa ra những câu đối và “anh đã đối, mời chú đối lại” - sinh ra một nền kinh tế nông nghiệp với những nhà Nho sống mọt sách, thiếu thực tiễn, thì Hồ Quý Ly đã đưa toán học vào trong thi cử. Sự xuất hiện của Toán học trong giáo dục Việt Nam thế kỷ 15, chính đã giúp phát hiện ra những nhân tài ở mảng khoa học kỹ thuật như Kiến trúc sư Nguyễn An (người sau này là một trong những kiến trúc sư trưởng xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh), hay ở chính người con trai cả của ông: Hồ Nguyên Trừng, một thiên tài toàn năng của lịch sử dân tộc Việt. Hồ Nguyên Trừng khi không chỉ là nhà thơ, nhà văn, kiến trúc sư, nhà bác học đã sáng tạo nên thuyền cổ lâu (thuyền chiến hai tầng) và súng thần công, mà còn là nhà chính trị lỗi lạc với câu nói nổi tiếng “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo.” Cải cách y tế, Hồ Quý Ly lập ra các y tì để coi sóc việc thuốc thang (một dạng bệnh viện như ngày nay). Đặc biệt, đã đưa tiền giấy vào sử dụng sớm trước 500 năm. Hôm nay nhìn về, những cải cách của Hồ Quý Ly thật sự là chấn động.
Những cải cách có tính sâu rộng của Hồ Quý Ly đã lật ngược lại cả một xã hội phong kiến, khiến cho “nợ máu” của Hồ Quý Ly không đơn thuần chỉ là 370 mạng người trong cuộc binh biến thất bại của thượng tướng quân Trần Khát Chân. Mà đấy là một mâu thuẫn có tính xã hội, thời đại. Chúng âm ỉ, có tính phá hoại, để rồi sinh ra một tầng lớp chính những người Việt đã để cái ích kỷ cá nhân đặt cao hơn sự tồn vong của dân tộc. Đất nước rơi vào tay nhà Minh không chỉ lỗi ở Hồ Quý Ly như sử sách đã nói sau này, mà còn do những quý tộc Trần thời mạt vận. Phải mãi cho đến đời sau, nhìn lại Hồ Quý Ly cùng các cải cách của ông, khi đối chiếu với chính xã hội hiện đại, ta mới có thể nhìn ra được cái tầm vóc vĩ đại của ông. Còn trong lăng kính của thời phong kiến, ông chỉ là tội đồ. Nhà Hồ không có lòng dân không phải vì nhà Hồ không nghĩ cho dân, mà vì dân không hiểu những cải tổ của nhà Hồ. Đấy cũng là cái bi kịch của Hồ Quý Ly trong mộng ảo và sự vội vã cải cách.
Ông là một vị vua cải cách không gặp thời.
Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly thất bại trong việc chống trả lại cuộc xâm lăng của nhà Minh. Vậy là nhà Hồ diệt vong sau 7 năm trị vì ngắn ngủi. Đất nước bước vào thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 4. Cũng trong năm 1407 đó, Hồ Quý Ly mất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nơi đất khách quê người, ngài mang theo một bi kịch và sự thống hận đi xuống cửu tuyền. Hồ Quý Ly là một thiên tài, chứ không nên nhìn mãi trong lăng kính khắt khe như một nhà vua thất bại. Nhưng cái tài của ông đã không gặp thời, đã để sai thời điểm. Hậu thế nhìn lại những điều mà bậc tiền nhân vĩ đại mà không gặp thời kia thực hiện, để lấy chính bài học cho chính hôm nay. Một mục tiêu tốt, cần thực hiện với một lộ trình đầy đủ, tuần tự và không gấp rút, vì điều này có thể gây xáo động xã hội. Và quan trọng hơn, cải cách tốt nhưng cũng cần có sự hợp thời ở trong đó. Vào cái giai đoạn Đông Nam Á và Đông Á bị phủ bóng bởi nền văn minh Nho Gia vĩ đại ở Trung Hoa. Đôi khi không phải khi nào “ngược sóng” cũng có thể mang đến những điều tốt đẹp, mà có khi còn đánh đổi bằng một bi kịch lớn lao hơn.
Tuy nhiên, không phải khi nào bị động cũng sẽ giữ được đất nước. Ngược lại, luôn cần những người cải cách như Hồ Quý Ly xuất hiện, và vấn đề phải là những cuộc cách mạng đúng lúc, đúng thời điểm, chuyện vua Minh Mạng của thế kỷ 18, 19 là bài học như thế. Đấy là một ví dụ khác cũng là vấn đề sai thời điểm, nhưng theo cách trái ngược với Hồ Quý Ly.
(Dũng Phan)
Mọi liên hệ với tác giả Dũng Phan
//
Share:

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

BIỂU TÌNH

MAI DƯƠNG
Về nguyên tắc, chả ai đi đối thoại với đám đông đang mất kiểm soát cả. Vác cả phiến đá hơn 3 yến táng vào đầu con nhà người ta, ngữ đó chỉ có phương án dập cho tê liệt chứ đối thoại cái gì?
Nên mọi lý thuyết dẫn dụ tìm một phong cách lãnh đạo như trong tiểu thuyết khi xử lý bạo loạn, là sai lầm.
Với những cái đầu hung hãn, sau khi đã khoanh vùng xác định, cần trấn áp càng nhanh càng tốt. Càng sớm làm tê liệt kháng cự, càng đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, và cho chính bản thân chúng. Bởi, lôi kéo bạo lực số đông luôn là mục tiêu của đám chim mồi.
Nện cho vài dùi cui rồi còng tay, thậm chí xách đi như xách chó lợn cũng không chết. Nhưng để mất kiểm soát, hỗn loạn bạo lực đám đông, ắt có người chết.
Xem những clip cảnh sát VN ứng phó bạo động, mới thấy sự nhẫn nhịn của họ là kinh khủng. Đằng sau sự nhẫn nhịn đó đương nhiên là yếu tố kỷ luật.
Nhưng, đừng dại thấy người ta nhẫn nhịn mà làm tới. Công an thì cũng là mình, họ cũng có những cảm xúc cá nhân rất muốn giải tỏa nhưng bắt buộc phải kìm nén. Quá trớn quá đà, khi có lệnh cho phép tẹt ga thì đừng đùa với họ, nhất lại là toàn anh em trẻ!
***
Không có một công dân VN nào sang Mỹ tham gia hay chỉ đạo các cuộc biểu tình làm loạn xã hội Mỹ, và vì thế VN có quyền yêu cầu ngược lại. Vi phạm luật pháp là túm, nhất là có yếu tố đá vào dzái chế độ, thách thức an ninh quốc gia.
Mỹ từng túm cổ Minh Béo vì tội ấu dâm, sao không thấy phê phán Mỹ đã không tính đến nhạy cảm chính trị?
****
Giả dạng công an hay bộ đội để kích động đám đông là một tiểu xảo phổ biến. Nó thuộc về giáo trình biểu tình phổ thông. Thậm chí ngôn ngữ cơ thể khi bị bắt để ám hiệu cho đồng bọn, cũng là một thứ phải học. Thằng cu giả dạng công an bị túm, khi biết sẽ bị chụp hình đã cố tình khoanh tay lại, đấy là ám hiệu thông báo đã lộ, cần điều chỉnh hoặc giải tán chiến thuật giả danh.
Giáo trình biểu tình dạy con người ta từ cách hướng dẫn đám đông hô khẩu hiệu. Phải làm sao để đồng loạt cùng hô, ai không muốn hô cũng phải hô. Tiếng hô đồng loạt đương nhiên có sức mạnh tinh thần ghê gớm và nó làm cho con người hăng máu hơn. Năm 2014, ở quảng trường Kiev, đã có những người cầm loa tay và hô to trước đám đông "ai không hô theo tôi, kẻ đó là lũ bán nước".
Và thế là có những người chỉ tham gia vì hóng hớt tò mò, nhưng cũng bị cuốn vô thức vào đám đông, cũng hô, cũng vung nắm đấm như thật. Trở thành người trong cuộc lúc nào không hay.
Share:

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 5

MƯỢT
Đầu năm 2007, các chương trình kinh tế biển được Việt Nam xúc tiến mạnh mẽ. Đặc biệt là giới thiệu khu vực vịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà.
Trong số các nhà đầu tư, nổi bật có tập đoàn đa ngành Dubai World (thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Tập đoàn này đã có bước đi hết sức nghiêm túc và cụ thể, với ý định đầu tư vào khu vực vịnh Vân Phong hàng tỉ đô la để xây dựng các dự án cảng biển, lẫn các khu kinh tế biển cực kì hiện đại vào thời điểm đó.
Không chỉ có Dubai World, các tập đoàn hàng đầu của Nhật, Hàn Quốc, Singapore như Sumitomo, Posco, SP... cũng cam kết đầu tư hàng tỉ đô la vào khu vực này.
Một đề án quy hoạch tổng thể rất công phu, chi tiết được tỉnh Khánh Hoà hoàn thiện, đồng thời Chính phủ cũng giao cho một Phó thủ tướng phụ trách riêng về việc xây dựng đề án này.
“Tuy nhiên, đề án vào phút chót bị huỷ bỏ, do phía Trung Quốc gây sức ép không cho ta làm” TS Võ Đại Lược, cha đẻ của đề án hồi tưởng lại với các phóng viên sau này.
Đó là vào những năm 2007, thời điểm mà Trung Quốc vẫn còn gây được nhiều áp lực lên chính phủ Việt Nam, thời điểm đó, thậm chí một tờ báo có thể bị đóng cửa bởi đăng một bài báo về Trung Quốc, một phóng viên có thể đi tù nếu viết về Hoàng Sa.
2017, Việt Nam với dàn lãnh đạo trẻ, cấp tiến cộng với sách lược ngoại giao khôn ngoan, đã từng bước thoát khỏi sự ảnh hưởng của Phương Bắc. Trên các diễn đàn, báo chí chính thống lẫn mạng xã hội, những thông tin được coi là cực kì nhạy cảm trước đó như chiến tranh biên giới, tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa đã được nói đến công khai với tần suất dày đặc.
Thời điểm này, nhu cầu cấp bách về việc đổi mới, tạo các khu vực làm động lực tăng trưởng kinh tế, thử nghiệm thể chế, để làm tiền đề cho việc giải quyết nút thắt thể chế trên diện rộng được lãnh đạo Việt Nam thống nhất.
Câu chuyện đặc khu kinh tế được tái khởi động sau 20 năm đặt ra. Tháng 4/2017, một Ban chỉ đạo Quốc gia được Bộ Chính trị chính thức ký thành lập, và do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Một chủ trương lớn trong câu chuyện đặc khu “Gọi nước lớn vào đầu tư đồng thời làm rào chắn bảo vệ biển Việt Nam” được ngầm định thông qua.
Dĩ nhiên, Trung Quốc hoàn toàn hiểu được điều này, tuy nhiên, thời điểm 2018 vị thế của Việt Nam đã khác 2007. Việc tạo sức ép về mặt ngoại giao cấp chính phủ đã không còn dễ dàng như trước. Một thuyết âm mưu được đặt ra, dùng truyền thông xã hội, một công cụ thiếu kiểm soát của Việt Nam để chống lại chính chính phủ Việt Nam về chủ trương này.
Nhớ lại thời điểm Philippines kiện và thắng Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến vấn đề Biển Đông. Ngay sau đó, trang nghiencuuquocte.org do tiến sĩ Lê Hồng Hiệp chủ biên, đã có bài tổng hợp và phân tích chiến lược truyền thông “nan hoa” của chính phủ Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Hàng trăm tờ báo địa phương được Trung Quốc đổ tiền mua bài, các nghị sĩ, blogers... được mua chuộc để phát ra những thông điệp của chính phủ Trung Quốc.
Kết quả vụ kiện sau chiến dịch bị bóp méo hoàn toàn trên bình diện quốc tế. Sau đó, chính phủ Philippines mặc dù chiến thắng trong vụ kiện, nhưng vẫn phải chấp nhận và bắt tay với Trung Quốc trong một số vấn đề liên quan đến biển Đông.
Quay trở lại với luật “Khu hành chính kinh tế đặc biệt” đang được trình quốc hội và được dư luận hết sức quan tâm trong vài ngày qua.
Bắt đầu từ một điểm trong dự luật là cho phép người nước ngoài thuê đất tối đa 99 năm, một làn sóng phản ứng dữ dội từ nhiều khu vực trên mạng xã hội. Nhà báo, FBkers, nhân sĩ trí thức ... và dự luật đặc khu đã hoàn toàn bị bóp méo thành “bán đất cho Trung Quốc”. Một lí do cực kì hợp lí, để kích động dư luận phản ứng với chính quyền, bất chấp thực tế rằng nhiều năm qua, chính phủ đã rất nỗ lực và cứng rắn trong tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, nỗ lực hội nhập quốc tế nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc về kinh tế và ngoại giao.
Câu hỏi tu từ đặt ra ở đây: ai là kẻ không muốn ta làm? Ai là kẻ không muốn Việt Nam mạnh? Dĩ nhiên, câu hỏi đã là câu trả lời.
Không khó để nhận diện những kẻ kêu gào yêu nước nhưng thực tế sẵn sàng bán nước cầu vinh khi có điều kiện. Và cũng không khó để nhận diện những kẻ chỉ muốn đất nước này lầm than. Và càng không khó để nhận thấy những kẻ cơ hội nhưng dốt nát dùng những ngôn từ đao to búa lớn để ...câu like, thoả mãn dục vọng hết sức nhỏ nhen và thấp hèn.
Trên mạng xã hội, những kẻ hay nói đạo đức thì thường sống như lồn, và những kẻ chửi Tàu hung hãn nhất, lại rất có thể là Việt gian.
Phỏng ạ.
Share:

CÂU CHUYỆN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 4

MƯỢT
Một trong những vấn đề cốt lõi nhất của đặc khu mà ít được dư luận nhắc đến, hoặc được nhắc đến kèm những cụm từ mang tính học thuật rất khó hiểu, đó là “thử nghiệm chính sách”. Sang mồm thì gọi là “phòng thí nghiệm thể chế”.
Cũng giống như thuốc chữa bệnh, trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, thì phải thử nghiệm trên chuột, hay lợn, hay khỉ hay ruồi hay bọn cư dân mạng mất nết và ngu ngốc, đại loại thế.
Một chính sách được ban hành chưa thể biết được sẽ thành công hay thất bại. Để giảm thiểu những thất bại trên bình diện quốc gia, một số khu vực được lựa chọn thí điểm, và được quyền áp dụng những chính sách đặc thù.
Sau một thời gian, các chính sách tại khu vực thí điểm này được tổng kết đánh giá, chính sách sai lầm thì sửa chữa hoặc loại bỏ, chính sách đúng thì được nhân ra tầm rộng hơn như tỉnh, thành phố, quốc gia.
Trong chuyến công tác của bọn Xơ tại Thượng Hải vừa qua, khi được hỏi về cách ứng xử và phản ứng của các địa phương khác đối với những chính sách đặc thù của Khu Kinh tế Thương mại tự do Thượng Hải, đại diện cao cấp của họ trả lời rằng: các địa phương khác hoàn toàn ủng hộ, họ muốn các chính sách được thử nghiệm tại đây, các chính sách thành công sẽ được nhân rộng tại các địa phương khác mà không cần phải bàn nhiều nữa. Thực tế chứng minh rằng, Trung Quốc đã thực sự thành công bằng phương pháp này suốt vài chục năm qua.
Tại Việt Nam, Phú Quốc với hơn 100.000 dân, Vân Đồn khoảng hơn 30.000 dân, Vân Phong thì còn nhỏ hơn nữa. Diện tích đất đai và dân số so với toàn quốc là rất nhỏ bé, nhưng ba vùng đất này nằm ở những vị trí hết sức quan trọng, và phù hợp với việc thử nghiệm những chính sách mới.
Khác chăng, người Việt đều nghĩ rằng, luật đặc khu ra đời với nhiều ưu đãi cho ba vùng đất kia, thay vì thử nghiệm chính sách, sẽ tạo sự mất cân bằng trong thu hút đầu tư với các vùng đất khác.
Ngộ nghĩnh hơn, các nhân sĩ trí thức thì lo ngại rằng, các vùng đất nhỏ bé này, khả năng sẽ biến thành vùng đất nhượng tô cho Tàu khựa nếu điều khoản cho thuê đất 99 năm trong Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thông qua.
Nghe cứ như là mất nước đến nơi, rõ là buồn cười. Tổ sư bố.
Share:

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

TẠI SAO QUANG TRUNG ĐÒI LƯỠNG QUẢNG?




Đã bao giờ bạn tự hỏi điều đó?



Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi đó không?

Lịch sử hãy biết đặt câu hỏi, và bạn có thể hiểu nhiều hơn những gì bạn đã có và đang có.

Để hiểu tại sao hoàng đế Quang Trung đòi Lưỡng Quảng chứ không phải đòi Vân Nam, đòi Bắc Kinh. Ta phải lùi lại trước đó 2000 năm.

Năm 257 TCN.

Một nhân vật đến giờ còn gây tranh cãi sẽ xuất hiện ở đây với các bạn hôm nay, đấy là Triệu Đà. Có thực Triệu Đà là giặc? Ông là giặc hay là tổ tiên của chúng ta.

Những gì tôi nói đến sau đây, sẽ tùy vào lăng kính mỗi người, không ép buộc.

//

Người trẻ Việt Nam được học bài đầu tiên về lịch sử nước Nam. Đầu tiên là những câu chuyện về Hồng Bàng, Kinh Dương Vương, Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi đến các vua Hùng. Sau câu chuyện về Vua Hùng sẽ là câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy. Nơi ấy có thành Cổ Loa, có nước Âu Lạc, có Thục Phán An Dương Vương

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu".
- Thơ Tố Hữu

"Giặc" trong thơ Tố Hữu chính là Triệu Đà. Triệu Đà đã chiến thắng An Dương Vương, qua đó sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. 

Những gì các bạn đang thấy chính là nước Nam Việt. Hãy xem bản đồ đó và bạn sẽ thấy nước Nam Việt bao gồm những gì: Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam bây giờ.

Sử gia Việt Nam trong vòng 2000 năm cho tới thập kỷ 60 của thế kỷ 20 tất cả đều công nhận Triệu Đà. Người công nhận Triệu Đà không phải là người mà các bạn ở đây có quyền chửi bới. Người công nhận Triệu Đà chính là Nguyễn Trãi qua bản Bình Ngô Đại Cáo

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương."

Đinh là ai? Đinh Bộ Lĩnh, Lý là ai? Lý Công Uẩn, Trần là ai? Trần Cảnh - Trần Thủ Độ. Vậy Triệu là ai thế?

Đấy là Triệu Đà.

Bộ Đại Việt sử ký soạn bởi Lê Văn Hưu cũng chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký chép lại:

"Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được"

Ngay cả bây giờ, dù sử gia có chép Triệu Đà là giặc. Đền thờ ông vẫn xuất hiện ở một số tỉnh ở miền Bắc. Những bạn đọc bài viết này có đền gần đấy có thể xác nhận.

Giặc hay là tổ tiên?

//

Tiếp tục, năm 111, Nhà Triệu diệt vong, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt thuộc về Nhà Hán. Đất Lưỡng Quảng lúc này nằm trong quận Giao Chỉ.

Bạn nghe rõ rồi chứ. Giao Chỉ của các đời Đường, Tùy...vẫn bao gồm cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây. Sau này, những Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục ... dựng cờ khởi nghĩa trong khoảng 1000 năm Bắc Thuộc chính là lấy lại Nam Việt ngày nào. Bạn không tin? Năm 43, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, một lực lượng đi theo bà chính là cư dân vùng Hợp Phố - Trung Quốc.

Văn Lang là tập hợp những bộ lạc, Âu Lạc vẫn còn manh mún. Tại sao nước ta 1000 năm vẫn quyết phản kháng? Ngoài văn hóa và con người Giao Chỉ - Việt Nam xưa nay. Có phải cũng vì một đế chế nữa tạo lập nên cho dân vùng đó một sự quật cường đòi lại nguồn gốc không? 

Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán và chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc. Nhưng Ngô Quyền vì lực mỏng chỉ dừng ở Đại La. không tiến ra Quảng Đông - Quảng Tây để lấy lại phần đất đó nữa. Kể từ hôm ấy, Quảng Đông - Quảng Tây dần dần thuộc về Trung Quốc.

Nhưng có 1 người không chấp nhận điều đó.

Đấy là kẻ hùng tài đại lược, bất khả chiến bại sinh ra sau đó 800 năm: Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Bạn hiểu tại sao Quang Trung đòi Lưỡng Quảng rồi chứ? Ai rảnh mà tự nhiên trời ơi đất hỡi đi đòi đất? Và không đòi cái gì lại chọn Lưỡng Quảng mà đòi. Bởi thời đại Quang Trung vẫn coi Triệu Đà là tổ. Và đất của tổ tiên là cần lấy lại.

"Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."

Slogan của diễn đàn Hoàng Sa cũng là một kiểu nhắc nhớ như chính Quang Trung ngày xưa vậy. Ngày ông tin rằng với tài năng và bá khí của mình, sẽ lấy lại đất cho tổ tiên. 

//

Vậy tại sao có sự tranh cãi như hôm nay, và chính ngay cả tôi viết bài hôm nay cũng chỉ cho các bạn một cách nhìn và một sự hiểu biết thêm về lịch sử chứ không bảo các bạn đi đòi đất.

Bởi khi công nhận Triệu Đà là ta gián tiếp công nhận Lưỡng Quảng là của nước ta. Điều này rất vô lý ở thời điểm bây giờ. Sau hội nghị Ianta về chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2 cùng sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc, mọi thứ lãnh thổ đất liền cơ bản đã được xác nhận. Đấy là sự tiến hóa của nhân loại và sự phân chia đâu ra đó để ngăn cản chiến tranh. 

Ok, thích lấy Quảng Đông hả? Cứ lấy, và trả một phần miền Nam Bộ cho Campuchia. Chứ đâu ra cái chuyện ăn trên đầu trên cổ người ta. Đất mình mất thì đòi lại, đất mình lấy thì giữ luôn. Sự tiến hóa của nhân loại là để các bản đồ được giữ nguyên hiện trạng như bây giờ.

Về điểm này mà nói, các sử gia miền Bắc khi kể chuyện Mị Châu đã cố gắng tránh điều này, trong giai đoạn nhạy cảm về các mối quan hệ chính trị - ngoại giao. Đấy là một điểm đúng trong giai đoạn đó. Bây giờ mọi thứ đã tương đối ổn định, ta cũng nên lật ra để bàn luận nhằm hiểu lịch sử hơn.

Hôm nay tôi lai rai chuyện lịch sử này. Vốn là để các bạn hiểu vì sao Quang Trung đòi Lưỡng Quảng, vốn là cho các bạn biết về một trang sử bị bỏ quên của dân tộc, và qua đó hiểu hơn về những di chỉ thời cổ đại cùng mối uyên nguyên của nước ta và Trung Quốc. Chính cái mối uyên nguyên này để ta có cách nhìn rõ ràng hơn về ông hàng xóm béo bụng đó, về liên hệ giữa ta và họ và qua đó có cách nhìn rõ hơn cho hôm nay. 

Chúng ta chỉ có thể đi đến tương lai trên nền tảng vững chắc về lịch sử. Đấy là điều tôi gửi gắm qua bài viết.

Chúc một ngày tốt lành !

© Dũng Phan
Share:

NƯỚC TA CÓ MẤY NGÀN NĂM VĂN HIẾN?

Mỗi đứa trẻ Việt nam ta, từ khi còn bé thơ cho đến khi trưởng thành gần như đều thuộc lòng 2 câu:
1 - Chúng ta là Con Rồng cháu Tiên.
2 - Nước ta có 4.000 năm văn hiến
Giờ ta hãy thử mổ xẻ xem sao.
+ Câu thứ nhất: Con Rồng cháu Tiên
Nghe thì có vẻ thuận miệng, nhưng có gì đó sai sai. Đúng ra phải là "Con Tiên - Cháu Rồng". Vì bà Âu Cơ sinh ra 100 người con thì đúng rồi, nhưng ông Long Quân, trước khi làm chồng "người ta", ổng đã là bậc chú của vợ tương lai mình. Chuyện này sách cũ nào cũng chép như thế:
Ông Đế Minh có 2 người con là ông Đế Nghi (Ly) và ông Lộc Tục.
Ông Đế Nghi sinh ra ông Đế Lai. Ông Đế Lai sinh ra cô Âu Cơ - đẹp như Tiên. Tức cô Âu Cơ là cháu nội ông Đế Nghi.
Ông Lộc Tục (Tức Kinh Dương Vương) lại sinh chàng Sùng Lãm - tức Lạc Long Quân - Vua Rồng họ Lạc.
Như vậy Lạc Long Quân về vai vế là chú lấy Âu Cơ là bậc cháu. Vì thế, đúng tôn ti trật tự, ta phải gọi là Con Tiên cháu Rồng mới đúng.
Mặt khác, câu: dòng Tiên giống Rồng nên được trích dẫn nguyên câu tiếng Việt:
“Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài.”.
Cô Âu ở rừng, ông Lạc xuống biển, rồng thành giao long thuồng luồng. Nên cần phải hiểu Tiên Rồng ở đây theo nghĩa của bản hit của Sơn Tùng là “Chúng ta không thuộc về nhau”. Đấy cũng là định mệnh tiền định của dân tộc mình, khó ăn ở, ly biệt nhau hoài.
//
+ Câu thứ 2: về con số 4.000 năm văn hiến
Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi (1380-1442) chỉ nói: “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”.
(Ngô Tất Tố dịch: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu).
Có thể thấy, ngay trong "Cáo bình Ngô", cụ Ức Trai cũng không dám mạnh miệng xác định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến.
Cũng thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại kỷ), quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”.
Như thế Ngô Sĩ Liên xác định VN có văn hiến kể từ thế kỷ 2 sau Công nguyên (CN), suy ra tính đến thế kỷ 21 VN vẫn chưa tròn 2.000 năm văn hiến!
VẬY TỪ ĐÂU CÓ CON SỐ TRÒN TRỊA 4.000?
Trước năm 1960 thời điểm viện Sử học Việt Nam Dân chủ cộng hòa bắt tay chứng minh sự tồn tại của vua Hùng và thời đại vua Hùng, hai trong các sử gia hàng đầu của Việt Nam - nếu không nói là 2 người giỏi nhất: Cụ Trần Trọng Kim và học giả Đào Duy Anh đều không thừa nhận có cái gọi là Vua Hùng và thời Hồng Bàng - nhà nước Văn Lang. Các sử gia ngoại quốc, chủ yếu là Pháp cũng nhận định như thế. Có ông còn bảo là Lạc Long Quân thì phải đẻ ra Lạc vương, Lạc hầu, Lạc dân chứ, sao lại đẻ ra Hùng, đấy là ông Maspero, người Pháp, ông này cho rằng Hùng có khi là do chữ Lạc viết trệch đi mà thành.
Ý kiến của cụ Trần Trọng Kim có lẽ là xác đáng nhất: “Nhưng ta phải hiểu rằng, nước nào cũng vậy, lúc ban đầu mờ mịt, ai cũng muốn tìm cái gốc tích mình ở chỗ thần tiên để cho vẻ vang cái chủng loại của mình….”. (Việt Nam sử lược - phần họ Hồng Bàng)
Thế nên Con số 4.000 dường như được nói tới khá phổ biến từ nửa sau thế kỷ 20. Bấy giờ có người đã lấy khoảng 2.000 năm sau CN để cộng với khoảng 2.600 năm TCN (thuộc thời đại Hùng Vương) rồi “làm tròn” con số xuống còn chẵn… 4.000.
Vậy con số 2.600 này ở đâu ra? Đó căn cứ theo cách tính của sử thần Ngô Sĩ Liên đời Lê. trong Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại kỷ), quyển 1, ông viết:
“Trở lên là [kỷ] Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879 - 258 TCN]”. Theo bản dịch của Viện KHXH VN (1985-1992), bản in NXB KHXH (Hà Nội 1993).
Sử gia miền Nam - Đại tá Việt Nam Cộng hòa - Phạm Văn Sơn thì cho rằng: "Thời Hùng Vương chắc có tầm 600 năm trước CN, trừ đi 200 năm thời ông An Dương Vương, lấy con số này chia cho 18 đời vua, 1 ông ngồi khoảng 20 năm, có khi lại hợp lý về mặt thời gian."
Nghiên cứu đầy đủ về thời kỳ lịch sử này được trình bày trong công trình nghiên cứu tên là "Thời đại Hùng Vương” xuất bản năm 1973 - do ông Văn Tân, người được coi là trưởng lão của ngành cổ Sử miền Bắc trước 1975, chủ biên. Nghiên cứu này là một ví dụ thú vị về cách làm sử của giới sử học miền Bắc. Xin kể ra một vài điểm:
● Để chứng minh quốc gia Lạc Việt - Nhà nước Văn Lang là có thật, các nhà nghiên cứu bắt đầu chứng minh An Dương Vương là nhân vật lịch sử, và thành Cổ Loa chính là vật chứng không thể chối cãi. An Dương Vương có thật thì đương nhiên kẻ bị ông đánh bại - thủ lĩnh của người Lạc Việt - ông Hùng phải là có thật. Ông An Dương Vương có quân đội, đương nhiên ông Hùng cũng có quân đội: 1 đặc điểm của mọi hình thái nhà nước.
(Nói thêm một tý, hiện tại, một số nhà nghiên cứu Hán Nôm trẻ tuổi, có 1 người trong đấy tên là Trần Trọng Dương còn táo tợn hồ nghi Thành Cổ Loa xây muộn hơn rất nhiều, vào tầm thế kỷ 9-10 gì đấy. Không dám bình luận thêm về tồn nghi này.)
● Có ông Hùng cuối thì ông Hùng đời đầu tất nhiên tồn tại. Việc tại sao có 18 đời vua mà đến khoảng 2500 năm, các sử gia lúc đấy giải thích như sau:
"Nhưng dù sao giới hạn trên cùng này (năm 2879 trước CN) ở ta chằng qua cũng chỉ nằm trong phạm vi thời đại đồ đá mới…” - trang 53.
Sau đấy các bằng chứng về khảo cổ học, dân tộc học được đưa ra nhằm chứng minh, những rìu đá, cày đồng… đào ở di chỉ Phùng Nguyên có niên đại tầm 3,500- 4,000 năm. Từ đó suy ra, nhà nước Văn Lang tức thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2,000 năm là điều tất nhiên. Hay, 1 ông vua giữ nhiệm kỳ hơn 1 thế kỷ không phải là hoang đường
● Một chứng minh vô cùng sáng tạo nữa trong công trình nghiên cứu này để khẳng định tính đầy đủ của hình thức tổ chức nhà nước Văn Lang, đấy là việc nội suy tài tình về sự tồn tại của pháp luật ở thời Hùng Vương. Theo các sử gia, Mã Viện sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng (khoảng năm 43 sau CN tức cách các đời đầu vua Hùng khoảng 2000 năm) đã tâu lên vua Hán rằng:
"Luật bên đất Giao Chỉ này có khoảng 10 điều khác bên ta."
Các sử gia ta căn cứ vào đấy và khẳng định rằng: Thời 2 Bà Trưng đã có luật, luật đấy phải có từ trước đấy, suy ra thời Hùng Vương có luật. Ngoài ra việc An Dương Vương chém Mị Châu, chứng tỏ, thời đấy đã áp dụng tinh thần luật pháp Quân pháp bất vị thân - trang 164 & 165
● Với hơn 10 năm nghiên cứu với các chuyên ngành bổ trợ: khảo cổ, dân tộc học, ngôn ngữ so sánh, địa lý học... từ 1960 đến 1970, các sử gia miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc công cuộc chứng minh vua Hùng là có thật, thời đại Hùng Vương 2,000 năm là sự thât lịch sử chứ không phải là huyền thoại hoang đường.
KẾT:
Căn cứ vào kết luận khoa học này, lời mở đầu Hiến pháp năm 1980 đã tuyên bố: "Trải qua 4000 năm lịch sử , nhân dân Việt nam lao động cần cù…”
Không hiểu sau đấy Viện Sử học có thêm công trình nghiên cứu khác không, mà các Hiến pháp từ năm 1992 về sau sửa lại một tý : “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử……”.
Và chúng ta có con số 4.000 năm văn hiến như thế đó.
© Trần Lâm Trung (đăng trên Cổ Thư Lâu) & học giả Nghê Dũ Lan
© Hiệu đính: son.le
→ Các bạn có thể xem thêm những bài khác theo mục lục của X-File: https://bit.ly/2HjsimL
.
Share:

QUỐC HỘI CHÍNH THỨC THÔNG QUA LUẬT AN NINH MẠNG

SHADOWLESS
Sáng ngày 12/6/2018 vừa qua, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ Đại biểu tán thành đạt 423/466 (chiếm 86,86%). Có thể khẳng định, đây là một đạo luật rất quan trọng, được Quốc hội thông qua và sắp tới có hiệu lực thi hành vào thời điểm rất hợp lý, nhất là trong bối cảnh mạng Internet phát triển ở mức chóng mặt như hiện nay.
Mặc dù đúng là có nhiều ý kiến trái chiều được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang mạng xã hội hoặc Blog… nhưng vẫn phải sớm ban hành đạo luật này bởi rất nhiều nguyên nhân. Về mặt thực tiễn, theo “Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT, cho hay, năm 2017, trong số 9.964 cuộc tấn công trên thì có 1.762 sự cố website lừa đảo (Phishing), 4.595 sự cố về phát tán mã độc (Malware) và 3.607 sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface). Nổi bật nhất trong năm 2017 có lẽ là cuộc tấn công của mã độc có tên Wannacry vào hồi tháng 5/2017. Cuộc tấn công quy mô lớn này đã ảnh hưởng đến 74 quốc gia trong đó có Việt Nam. Chỉ vài giờ lây lan Việt Nam đã có đến hơn 200 Doanh nghiệp bị nhiễm loại mã độc này. Theo Kaspersky thì Việt Nam là một trong 20 nước có thiệt hại nặng nề nhất do cuộc tấn công Wannacry gây ra (báo cáo của VNCERT trên trang securitybox.vn). Cụ thể, vào khoảng 14 giờ chiều ngày 27/11/2006, một sự Website của Bộ Giáo dục & đào tạo (có địa chỉ tại www.moet.gov.vn) đã bị hacker đột nhập. Kẻ tấn công đã thay ảnh của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân bằng bức ảnh của một thanh niên cởi trần; tháng 6/2013, một số trang báo điện tử của Việt Nam như Dân trí, Vietnamnet, Tuổi trẻ… bị tấn công DDOS; tháng 7/2016, hệ thông điều hành sân bay Tân Sơn Nhất bị tấn công; gần đây nhất, vào quý 1/2017 xảy cuộc tấn công của các hacker U15 vào website các cảng hàng không ở Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá, Tuy Hòa ), tấn công này khiến nhiều người nghi ngờ đây là “sự cố Vietnam Airlines” lần thứ 2… Như vậy, có thể thấy thực tiễn tại Việt Nam đã diễn ra nhiều vụ tấn công mạng đã để lại hậu quả rất lớn về kinh tế, chính trị xã hội.
luật an ninh mạng
Toàn cảnh Hội trường Quốc hội, ảnh: internet
Mặt khác, tính đến thời điểm này, trước Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã có Luật An ninh mạng từ rất lâu. Điển hình như Cộng hòa Liên bang Đức đã thông qua Luật An ninh mạng từ ngày 17/12/2014; Mỹ có tới 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo luật An ninh nội địa năm 2002, trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang (FISMA); tháng 11/2016, Luật An ninh mạng của Trung Quốc được thông qua… Do vậy, có thể khẳng định Việt Nam hoàn toàn không phải là đất nước “sáng tạo” ra đạo luật này.
Như vậy chúng ta có thể thấy được sự cần thiết của việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng. Bên cạnh đó, nhiều quan điểm cũng cho rằng, Luật này có nhiều điểm hạn chế, bất cập tác động xấu tới nền kinh tế, hạn chế quyền tự do ngôn luận… Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ nội hàm từng điều luật bên trong, chúng ta thấy rằng đó chỉ là sự cụ thể hóa chức năng Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh mạng mà thôi.
Chẳng hạn như tại nghị trường, một số ý kiến của Đại biểu còn băn khoăn với quy định tại điểm d khoản 2, vì cho rằng quy định này không bảo đảm tính khả thi, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Về nội dung các ý kiến này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình các Hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. Do đó, việc chúng ta áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong Luật này là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia của Việt Nam. Ngoài ra, việc thông qua Luật An ninh mạng cũng không hề cản trở việc lưu thông dòng chảy dữ liệu. Căn cứ quy định của Luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp. Do đó, không thể nói đạo luật này kéo lùi kinh tế Việt Nam.
Đối với quyền tự do ngôn luận, Điều 8 Luật An ninh mạng có chỉ rõ các hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó nổi bật nhất là: “điểm c: Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; điểm d: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác…”. Những hành vi trong hai điểm này đều đã được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) do đó, việc đưa vào quy định trong Luật An ninh mạng là thể hiện tính đồng bộ, thống nhất về kỹ thuật lập pháp. Như vậy, những gì mà một số Đại biểu Quốc hội và quần chúng nhân dân lo lắng đều đã được giải quyết triệt để.
Tóm lại, việc xây dựng và thông qua Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết và hợp lý đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay. Nó sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình; để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam tuân thủ thực hiện, phát huy tối đa khả năng phát triển của bản thân.
Share:

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 3

PHÚ PHI PHÀM
Khi dự thảo luật đặc khu được trình ra, một trong số những lo ngại đó là các dự án Casino ở các đặc khu có chính sách ưu đãi hơn hẳn, sẽ được hưởng nhiều lợi thế gây khó khăn cho các dự án casino được xây dựng trước đó ở Việt Nam. Tất nhiên đấy không phải việc nhà nước cần bận tâm, vì dự thảo này đã rục rịch hàng thập kỷ trước rồi, đầu tư là một canh bạc và mọi thông tin đều được nhà cái công khai, lời ăn lỗ chịu kệ con mẹ chúng mày ăn vạ ai à cơ?
Casino Hồ Tràm ở Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án của một tài phiệt phố Wall có lẽ là casino bị ảnh hưởng nặng nhất nếu các đặc khu đi vào hoạt động và những dự án casino mới đổ về. Hồ Tràm được tài trợ vốn bởi một liên danh do BIDV dẫn đầu, từng rót vào dự án này 175 triệu USD và công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn cho cú đầu tư béo bở này là YKVN - một công ty luật của Việt Nam. Mọi sự hay ho bắt đầu từ đây, chúng mình chỉ cần bóc khẽ nó ra, mới thấy mọi diễn biến gần đây đều logic đến rợn người.
Một trong những thành viên điều hành của YKVN là ông Trương Trọng Nghĩa - đại biểu quốc hội đoàn TP HCM. Sự bất bình rất dân tuý, những trăn trở bạc tóc thấm đẫm tinh thần dân tộc của ông với câu nói đi vào lịch sử: "cho thuê đất 99 năm là hình thức nhượng địa", hy vọng hoàn toàn là những lời tâm can, rút tuỷ, và trùng hợp cực kỳ ngẫu nhiên với những thông tin mà Phú mò được trên kia.
Chắc các bạn còn nhớ mới năm ngoái, anh lên tiếng nhiều nhất bảo vệ Sơn Trà mạnh mẽ như một người hùng, lại là người có cổ phần ở dự án đối thủ Furama. Nói chung, tự dưng đang yên đang lành mà người ta muốn làm người tốt trên báo chí với nghị trường thì đều có tí bất thường và đáng ngại.
Đừng để thời gian bên nhau là thói quen, lên tiếng đi hỡi anh Nghĩa - người nghị sĩ yêu nước nồng nàn tay làm ăn tư vấn cho casino miệng tâm tư hệ luỵ của các loại hình cờ bạc tới tồn vong của dân tộc.

Hiển thị thêm cảm xúc

Share:

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 2

FB MAI DUONG
Ngày 7.6, người đứng đầu chính phủ trả lời báo chí về Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đáng chú ý trong đó có khẳng định rằng, “hoàn toàn không có chuyện nhượng địa, rất tiếc là nhiều người đã hiểu lầm vấn đề này, rất tiếc là như thế!”
Dẫn lại thông tin này để nhắc một điều rằng, cụm từ “nhượng địa” là một cụm từ hết sức nhạy cảm trong bối cảnh chính trị hiện tại. Và trong thực tế, nó là cụm từ châm ngòi nóng trên dư luận, đặc biệt trên mạng xã hội.
Nói đúng về cụm từ này còn đỡ, đằng này nói sai lè lưỡi. Sai ở vỉa hè còn đỡ, sai ở nghị trường quốc hội thì đúng là trầm trọng.
Anh có thể phản đối việc thông qua luật, nhưng anh không được xuyên tạc nó. Đặc biệt là việc lạm dụng ngôn ngữ để rồi vô tình, cố ý góp phần lớn trong kích động xã hội.
***
Người phát biểu về vấn đề “nhượng địa” này trên quốc hội, không ai khác là Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH của đoàn đại biểu Tp. HCM. Ngày 23.5.2018, ông này làm dậy sóng không gian mạng bằng phát ngôn - Cho thuê đất 99 năm là hình thức nhượng địa!
Báo chí thêm thắt câu chữ, mạng xã hội thêm thắt câu chữ, khái niệm bán nước nhượng địa nhượng tô lan tỏa từ đó. Và thủ tướng đã phải đính chính lại cái sự “thông thái” của những người như ông Nghĩa bằng một lối nói khá nhẫn nhịn và lịch thiệp “rất tiếc là nhiều người đã hiểu lầm vấn đề này, rất tiếc là như thế”.
***
Có những người họ hồn nhiên làm việc ác, nhưng lại không hề nhìn ra việc ác của mình. Ngược lại, họ lại bị rơi vào vòng xoáy của sự ảo tưởng bản thân, tưởng như đang khai sáng cho cộng đồng, tưởng như đang làm anh hùng trong thời loạn lạc. Ông Nghĩa là ví dụ tiêu biểu cho câu chuyện này, cái sự dốt của ông đã châm ngòi cho việc chuyển hóa thành cái ác mà hàng trăm cán bộ chiến sĩ hôm qua đã phải gánh chịu, hàng trăm cơ sở vật chất hôm qua đã bị tấn công đốt phá.
Ông là một mẫu cán bộ dân túy tiêu biểu trong rất nhiều cán bộ dân túy hiện tại, vấn đề nào cũng có thể nói được nhưng không cần nói sâu mà chỉ cần gãi ngứa đám đông hời hợt. Chúng ta sẽ không thấy lạ khi mẫu người như ông này, thậm chí còn công khai thể hiện sự sung bái với những mẫu cán bộ như ông Đinh La Thăng – một ông trùm thực sự về khả năng dân túy.
Những người như ông Nghĩa, đôi khi chẳng khác gì một con chim cảnh hót mua vui tìm tiếng nói rộn ràng cho quốc hội, nhưng vì được ve vuốt đãi bôi bởi một hệ thống truyền thông giả cầy, và thậm chí được sử dụng lâu ngày, mà ảo tưởng quên mất giá trị thực của bản thân mình, giá trị của chất xám, của vai trò một đại biểu. Làm đại biểu quốc hội mà phát biểu ở nghị trường xong, ông lên mạng để đong đếm giá trị của mình. Trong một lần phỏng vấn, Trương Trọng Nghĩa đã hồn nhiên kể rằng "Khi những ý kiến của tôi được đăng trên những tờ báo hàng ngày của Việt Nam, tôi hiểu là mình đã phát biểu trúng vấn đề. Đọc hàng trăm bình luận trên phiên bản trực tuyến của các báo, tôi thấy ý kiến của tôi được nhiều cử tri hoan nghênh, tán thành".
Để rồi từ đó, đinh ninh hình như mình - một con chim sẻ ngày xưa, giờ đã hóa đại bàng.
Và thế là cứ hồn nhiên thể hiện cái dốt, gián tiếp đưa lại cái ác mà thôi.

Share:

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

TỪ HẢI

DŨNG PHAN

Hôm nay viết bài báo, có ý tưởng phải viết lại cái câu "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!"

Đây là một câu trong truyện Kiều, kể về thời khắc Từ Hải bị trúng kế Hồ Tôn Hiến và phải chết đứng, toàn quân bị diệt, kẻ anh hùng đội trời đạp đất (hùm), bị sa cơ chịu nhục (hèn).

"Đang khi bất ý chẳng ngờ
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn"

Đọc lại điển tích này, tự nhiên ghét mẹ Kiều ghê gớm. 

Cái đồng chí tên là Thúy Kiều này, đang lặn ngụp trong Lầu Xanh. Được Mr Từ Hải tới cứu vớt. Sau đó, sướng nhất là chuyện Từ Hải đi gom hết tất cả lũ Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư ... về một lốc. Rồi trả thù bằng hết, giết như mổ ếch, mổ rắn. Đọc sướng gì đâu. Bao nhiêu tủi nhục của chị Kiều, cứ thế được anh Hải rửa sạch.

Thế rồi, chị Kiều nghe lời Hồ Tôn Hiến, tỉ tê khuyên anh Hải ra hàng. Anh Hải nghe theo (Chuyện, đàn ông xưa nay khó qua được ải mỹ nhân, chưa kể Mrs Kiều từng đó năm lăn lộn chắc quá nhiều "chiêu trò"). Vậy là anh đồng ý đầu hàng ngày dưới chân thành. Hồ Tôn Tiến đãi tiệc, rồi hốt cả ổ. Anh một mình tả xung hữu đột, đánh giết, sau đó chết đứng, oai phong lẫm liệt, kẻ thù không lay động nổi. Chị Kiều lúc ấy mới chạy ra khóc, làm anh Hải ngã đùng ra. Xong. Đến lúc chết muốn oai, cũng chẳng được cho.

"Trơ như đá vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời"

Người đời sau toàn chửi Tống Giang chiêu hàng triều đình khiến anh em Lương Sơn Bạc chết sạch. Mấy ai biết có một "Nữ Tống Giang" như Thúy Kiều đâu? Luận điểm chiêu hàng của họ Vương và họ Tống giống y nhau. "Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào" (Ghê chưa).

Chậc, gì mà "Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm" rồi "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương." dùng để khen Kiều. Đúng là mọt sách, hèn gì mang từng đó ra đời, bị dập cho như hạm. Gặp cái khổ, Kiều bánh bèo nên đâu giải thoát được (chỉ khóc "Mai hoàng hôn lại mai hôn hoàng ở lầu Ngưng Bích), nên bị Sở Khanh lừa đấy. Người duy nhất cứu chị thì chị gián tiếp giết mất (vì IQ cả). Tại sao khi Sở Khanh lừa Kiều, ta không dạy các cô bé "Các trò cẩn thận đừng có nhẹ dạ như Kiều nhé, bị Sở Khanh lừa." Lại cứ "thân phận". Móa, hèn gì các em phá thai hơi bị nhiều.

Nói tiếp cho các anh đàn ông.

Những bộ phim Hàn tôi xem hồi nhỏ, đi đối chiếu với mẹ Kiều này, y đúc. Nữ chính bánh bèo hết. Hàn Quốc được cái hay là xây nữ phụ ngon hơn. Những người con gái phụ trong phim Hàn đều thuộc tuýp yêu nồng nhiệt, hận sâu cay, hành xử quyết liệt. Phong cách này mới bảo vệ được tình yêu, chứ còn kiểu bánh bèo hỏi gì đáp nấy như nhân vật nữ chính, thì đa phần đứt gánh khi gặp sóng gió. Cũng chính mấy em này mới giúp được Từ Hải, chứ ngu ngu là bị lừa thì: "Bạc mệnh cho Từ Hải." Xem phim Hàn, cứ chọn nữ phụ, đừng chọn nữ chính. 

Dạy về Kiều, tốt nhất là dạy ở nghệ thuật văn chương xuất chúng của Nguyễn Du (đúng là thiên tài). Còn nội dung, dạy cũng về bài học (như vụ Sở Khanh trên), cũng đừng nói quá nhiều về phận phụ nữ nữa (khoảng 5 phần thôi). Người phụ nữ thân phận là người con gái Nam Xương ấy. Còn Kiều thì khổ toàn là do Kiều rước lấy, và khi thấy ánh sáng, cũng tự tay chị ta dập tắt. Anh Từ Hải không bị Kiều hại thì ai hại? 

Anh Hải, bao năm qua người ta khóc Kiều. Hôm nay em khóc anh !
Share:

ĐẶC KHU

MAI DƯƠNG
Làm hay không làm "đặc khu" đó là câu chuyện vĩ mô, và nên tôn trọng đa chiều. Nhưng qua món gán ghép và cố tình suy diễn yếu tố Tàu khựa vừa qua, ta thấy khá nhiều điều bổ ích.
Ví dụ như tới đây ai đó dõng dạc đứng lên nói rằng, dân trí ta còn thấp lắm. Hẳn nhiên sẽ không còn cảnh ném đá mọi rợ như ngày xưa nữa.
Vì đương nhiên là ngu thật!
Ví dụ như các vị chính khách, nhìn vào đó sẽ biết điều chỉnh mình hơn. Bất cứ ai cũng sẽ trở thành nạn nhân của số đông, của lũ ngu, và vì thế nên hoạch định lại chiến lược dân túy của mình. Nói thế chứ ăn rồi ve vuốt đám này, trung ương nhìn vào người ta cười cho.
Ví dụ như cớm sẽ mạnh tay hơn mà không ngại ngần mấy nữa. Ngu quá thể đáng dẫn đến chứng cứ rành rành, bọn này không những khâu loa lại mà thậm chí thắt cmn ống dẫn tinh lại không cho đẻ cũng được, cũng là một việc cần làm và làm nhanh cho đất nước.
Đại khái thế.
***
Bọn ngu chúng đang làm được một việc rất tốt và có lợi cho chế độ, đó là đẩy anh em quan lại xích lại gần nhau, hehe.
Share:

CÂU CHUYỆN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT - PHẦN 1

SHADOWLESS
Có thể nói, trong những ngày vừa qua, trên cộng đồng mạng từ báo chí chính thống đến các trang mạng “lá cải” cũng như fanpage facebook của nhiều người, nhiều tổ chức có ảnh hưởng trong xã hội (kể cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực) đã có những bài viết, bài chia sẻ có nội dung là bộc lộ quan điểm về việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ra thảo luận. Đây là một sự kiện lớn của đất nước vì theo nhiều chuyên gia, nếu nó được Quốc hội thông qua thì sự ảnh hưởng của nó đến kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam là đặc biệt lớn cho nên trên trang Blog Dân lầm than của chúng tôi cũng đã đăng tải một số bài viết có liên quan đến vấn đề trên để nhằm mục đích đưa đến cho bạn đọc những thông tin chính thống nhất; đồng thời thông qua đó đập tan những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực xấu. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của chính sự kiện này, nên các trang mạng là “cơ quan ngôn luận” của một số tổ chức, cá nhân thường xuyên đăng tải những bài viết có chứa đựng nội dung, quan điểm thù địch với thể chế chính trị Việt Nam hiện tại. Một trong số đó là trang Dân luận (Danluan.org). Và vừa qua, bên cạnh những chiêu trò quen thuộc thì nhân sự việc vừa qua, trang mạng này đã cả gan lấy hình tượng Công an để tuyên truyền, xuyên tạc thông qua bài viết “Thư ngỏ của một sỹ quan Công an gửi các bạn đồng nghiệp” đăng tải ngày 09/6/2018.
Tác giả không bàn sâu thêm về việc có hay không có yếu tố Trung Quốc ở sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng và nhạy cảm này. Bởi lẽ bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy và tiếp cận những bài viết sâu sắc của nhiều tác giả nổi tiếng đặc biệt là các chuyên gia trong những lĩnh vực kinh tế, địa chính trị thậm chí sử học bình luận về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng cần phải tóm lại một điểm cốt yếu nhất là mọi sự “lùm xùm” mà đám bồi bút dân chủ gây ra trong những ngày vừa qua, điều cốt yếu của mọi bài viết của chúng là phải gắn bằng được yếu tố Trung Quốc vào dự luật này để lập luận rằng những đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như một số vị Đại biểu Quốc hội đang “bán nước ta cho Trung Quốc”, thông qua đó hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Đó là một sự xuyên tạc không thể chấp nhận được.
Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, ảnh: internet
Quay trở lại bài viết trên trang Dân luận, ngay từ tiêu đề đã cho thấy sự xuyên tạc đến mức trắng trợn của những kẻ đặt bút viết lên nó. Cá nhân tác giả rất cẩn thận trọng việc sàng lọc thông tin, nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều khi báo chí chính thống còn đăng tin sai lệch chứ chưa nói gì đám báo mạng lề trái ăn tiền để viết bài thì đương nhiên chúng muốn như thế nào thì viết thành như thế, quan trọng là khả năng vận dụng ngôn ngữ của mỗi người. Do vậy, bạn đọc khi tiếp xúc với các luồng thông tin đa chiều trên cộng đồng mạng cần hết sức lưu ý để có nhận thức đúng đắn. Đối với bài viết nêu trên, có thể khẳng định ngay rằng Dân luận đã làm một trò hề. Một trò hề thực sự không đạt. Trong toàn bộ bài viết đó (Bạn đọc có thể tham khảo tại đây), mặc dù tác giả bài viết luôn tự xưng bản thân là Công an để viết ra những lời lẽ đay nghiến chế độ nhưng không có minh chứng nào để chúng ta có thể tin tưởng. Kể cả thông tin tác giả ở cuối bài viết “Một sỹ quan yêu nước”. Điều đó có thể thấy được ngay tính chất trung thực của bài viết đến mức độ như thế nào. Ngay từ đầu, ý định của chúng chính là gắn mác Công an vào bài viết của mình để tăng sức “nặng” cho bài viết như ai dè chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” này chúng diễn không đạt.
Thứ hai, bài viết trên trang Dân luận cũng nêu rất rõ rằng: “Xin nhắn gửi đến toàn thể Nhân dân Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài: đồng bào hãy hành động, đoàn kết và xuống đường biểu tình phản đối cộng nô bán nước cho giặc. Hoặc là bây giờ, cho đến trước ngày 15.6, hoặc là không bao giờ cả! Một vài người xuống đường chúng có thể cản, nhưng vài nghìn rồi vài chục nghìn người, thì không thế lực đen tối, phản tiến bộ nào có thể ngăn cản được. Dư luận quốc tế, các nước văn minh sẽ ủng hộ, và đặc biệt là Công an, Quân đội sẽ phải đứng về phía Nhân dân. Tôi biết nhiều anh chị em sỹ quan, rất nhiều người có tâm, trăn trở với vận mệnh Đất nước và họ sẽ sẵn sàng ủng hộ Nhân dân khi có cơ hội. Chúng ta biết rằng sự phẫn nộ ở trong Nhân dân đã lên rất cao, và chỉ cần một đốm lửa nhỏ sẽ làm bùng lên đám cháy đốt ra tro chế độ độc tài phản dân hại nước”. Như vậy, thủ đoạn cũng như mục đích của chúng đã lộ rõ. Vẫn là hô hào người dân đứng dậy biểu tình, thậm chí còn cho rằng phẫn nộ trong nhân dân đã lên rất cao. Cá nhân tác giả cho rằng, người viết lên những câu chữ như vậy đích thực là ở nước ngoài vì sự thiếu thực tế đến mức không thể chấp nhận. Nhân dân Việt Nam quả thực luôn luôn có một lòng nồng nàn yêu nước và từ trước đến nay trong suốt chiều dài lịch sử đã là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa bị lũ bồi bùt dân chủ coi nhân dân là trâu, bò dễ dàng cầm dây xỏ vào mũi dắt đi như vậy. Chúng quá sai lầm khi sử dụng chiêu trò này.
Thứ ba, bạn đọc không khó để nhận thấy được thủ đoạn của những kẻ này khi ban đầu thì tìm cách gắn bằng được yếu tố Trung Quốc vào đây như đã đề cập bên trên rồi sau đó vu cáo thể chế chính trị là tay sai cho Trung Quốc và kích động người dân biểu tình chống Trung Quốc để lật đổ chế độ. Đó là kịch bản rất thường thấy khi Mỹ sử dụng trong các cuộc cách mạng đường phố, cách mạng màu và cách mạng các loài hoa. Tuy nhiên, đám “đệ tử” cực kỳ kém cỏi này của “mẫu quốc” nghe chừng học thuộc lòng nhưng khi áp dụng lại trở thành một trò hề ngay lập tức trước khi sự việc còn chưa xảy ra. Đúng là ai cũng có thể nêu quan điểm cá nhân của mình về một dự luật quan trọng với đất nước như vậy và chúng ta cũng thẳng thắn mà thừa nhận với nhau là phải tôn trọng và tiếp thu những ý kiến đóng góp mang tính trái chiều. Nhưng tuyệt đối nó phải mang tính chất xây dựng chứ hoàn toàn không phải như những gì mà đám Blogger của Dân luận hay những trang mạng khác đang làm. Chúng làm gì và làm với mục đích gì hẳn là bạn đọc đã biết rõ. Đó bản chất là bọn “làm thuê” kiếm tiền từ viết lách để sống quan ngày đoạn tháng mà thôi.  
Bản chất của đám dân chủ giả cầy này vẫn thế, luôn luôn không bao giờ thay đổi. Chúng chấp nhận là “tay sai” và không muốn đất nước này phát triển dưới chế độ Cộng sản như chúng ta đang thụ hưởng nên mới đăng tải nhiều bài viết có luận điệu xuyên tạc như vậy chứ hoàn toàn không phải là tinh thần yêu nước như hằng ngày chúng vẫn viết. Cho nên, những thứ không xuất phát từ sự chân thực khi thốt ra bên ngoài, đến một lúc nào đó, mặc cho khả năng nói hoặc viết cao siêu đến mấy thì sớm muộn gì nó cũng thành trò hề mà thôi.
Share:

TÌM KIẾM

ĐỒNG HỒ

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

  • SỐ LƯỢNG BÀI VIẾT
  • SỐ LƯỢNG BÌNH LUẬN
  • SỐ LƯỢNG NGƯỜI XEM

ĐANG GHÉ THĂM

Người theo dõi