Tri thức là những giọt nước trong đại dương bao la!

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

MỘT GÓC NHÌN MỚI MẺ CỦA GIỚI TRẺ VỀ ODA

Trong bài viết mà mình dẫn nguồn của một tác giả khá nổi tiếng trên cộng đồng mạng gần đây, hẳn là bạn đọc đã hiểu được bản chất của ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức). Và đây là một cách tiếp cận mới của một channel Youtube "Kinh tế không kinh thế" khá hay mà mình muốn chia sẻ tới bạn đọc. Bạn đọc có thể tham khảo lại bài viết trên blog của mình tại tại đây


Share:

TIỀN ĐẺ RA TỪ ĐÂU? - LOK

TIỀN ƠI EM TỪ ĐÂU ĐẾN?


Share:

LẠM PHÁT - LOK

KINH TẾ HỌC ÂM PHỦ 😇😇😇😇😇😇


Share:

CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" LÀ GÌ?

QĐND - Câu hỏi trên đã được Báo Quân đội nhân dân giải đáp, nhưng gần đây vẫn có bạn đọc hỏi. Chúng tôi cung cấp thêm thông tin để bạn đọc hiểu và ý thức rõ hơn về nội dung này.

Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thực ra, các biện pháp “diễn biến hòa bình” bằng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan rã đối phương nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng”, đã được các nhà chính trị, quân sự nhiều nước thực hiện từ lâu. Nhưng đó thường là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho các hành động tiến công quân sự.
Vào giữa thế kỷ 20, CNĐQ phải thừa nhận đòn tiến công quân sự không thể tiêu diệt được các nước XHCN; trên thế giới xu thế hòa hoãn phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng; chủ nghĩa tư bản (CNTB) có bước điều chỉnh, thích nghi, giành nhiều thành tựu về kinh tế, khoa học-công nghệ, đạt được sự ổn định và có mặt phát triển. CNĐQ nhận thấy có thể thực hiện một cuộc tấn công “hòa bình” ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội (CNXH) để làm sụp đổ các nước XHCN, phương thức mới này được gọi là “diễn biến hòa bình” hay “chuyển hóa hòa bình”.
Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20, CNĐQ mới nâng “diễn biến hòa bình” từ biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho hành động quân sự thành chiến lược toàn diện và dùng chiến lược này làm mũi tiến công chủ yếu chống CNXH. Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà CNĐQ và các thế lực thù địch tiến hành là nhằm thủ tiêu CNXH hiện thực, xóa bỏ các nước XHCN trên thế giới.
Thủ đoạn để thực hiện mục tiêu trên rất đa dạng, vừa trắng trợn, vừa tinh vi, vừa công khai, vừa lén lút. CNĐQ và các thế lực thù địch thường dùng các thủ đoạn như xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Đảng Cộng sản, bôi nhọ CNXH, tuyên truyền tư tưởng tư sản và tô hồng, ca tụng xã hội tư sản hiện đại; bao vây, cô lập về kinh tế; đồng thời, sử dụng viện trợ để gây sức ép, thao túng, làm chuyển hóa nền kinh tế XHCN theo con đường TBCN; dùng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, gây mâu thuẫn nội bộ, lôi kéo, mua chuộc các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn, bất đồng quan điểm để chống phá CNXH, xây dựng và cài cắm lực lượng chống CNXH từ trong lòng các nước XHCN...
Những thủ đoạn trên của CNĐQ và các thế lực thù địch tác động toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phối hợp tác động cả bên ngoài và bên trong, cả tổ chức và con người, với tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội trong các nước XHCN để gây nên “tự diễn biến” từ từ, thầm lặng, làm mục ruỗng chế độ XHCN từ bên trong, dẫn tới “tự chuyển hóa”, làm sụp đổ chế độ XHCN.
Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một chiến lược của CNĐQ và các thế lực thù địch dựa trên sức mạnh tổng hợp, lấy sức mạnh quân sự làm công cụ răn đe, thông qua các biện pháp “phi vũ trang” tác động vào kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để lật đổ các nước XHCN mà không cần chiến tranh. Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một nhân tố hết sức quan trọng làm cho Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Hiện nay, CNĐQ và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước XHCN...                                                                                       
THÀNH NAM

Share:

NHẬN DIỆN NHỮNG PHƯƠNG THỨC MỚI TRONG THỰC HIỆN ÂM MƯU "PHI CHÍNH TRỊ HÓA" QUÂN ĐỘI

QĐND - Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch dùng mọi phương thức trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là một trong những mũi tấn công chủ yếu nhằm tìm cách thủ tiêu, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; làm cho quân đội không phải là “phi chính trị”, mà là từ “phi chính trị” cách mạng-chính trị vô sản chuyển sang một thứ chính trị khác-chính trị tư sản!

“Phi chính trị hoá” quân đội là âm mưu cơ bản, xuyên suốt của các thế lực thù địch trong quá trình chống phá QĐND Việt Nam. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các thế lực thù địch thực hiện những phương thức khác nhau, phù hợp với những đặc điểm của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là Cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa không chỉ tiếp tục được khẳng định như một xu hướng tất yếu mà còn có xu hướng phát triển ngày càng nhanh cả về quy mô, tốc độ, tính chất và phạm vi ảnh hưởng. Những khái niệm như “biên giới mềm”, “thế giới phẳng” đang được người ta sử dụng để biện hộ cho một quan niệm phi lý rằng, thế giới ngày nay không còn có các chế độ chính trị-xã hội khác nhau, đối lập nhau, để đi tới một thế giới “phi chính trị”, mà thực chất là đem hệ tư tưởng chính trị tư­ sản áp đặt lên tất cả các quốc gia dân tộc!
Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trước sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những mặt tác động tích cực, thì quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế không thể không chịu sự tác động từ mặt tiêu cực, không chỉ về kinh tế, mà còn về văn hóa, xã hội, thậm chí cả về chính trị tư tưởng. Đối với Quân đội ta, quá trình thực hiện phương hướng xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là quá trình từng bước hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong mọi tình huống, chúng ta không thể không thực hiện quá trình mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Nhận diện những phương thức mới trong thực hiện âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội
Ảnh minh họa
Dưới tác động của những đặc điểm mới trên đây, trong thực hiện phương thức “phi chính trị hóa” Quân đội ta hiện nay, đi đôi với những phương thức quen thuộc, các thế lực thù địch đang và sẽ triệt để tận dụng những đặc điểm của bối cảnh tình hình mới đó để tấn công phá hoại trận địa tư tưởng trong Quân đội ta. Thông qua việc triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, nhất là thông qua mạng internet toàn cầu, thông qua các trang mạng xã hội; thông qua những “đoàn ra”, “đoàn vào” của Việt Nam và của các nước, các tổ chức có quan hệ với Việt Nam; thông qua việc gửi cán bộ, nhân viên đi nghiên cứu, tham quan, học tập ở nước ngoài và việc người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với nhiều mục đích khác nhau, các thế lực thù địch đang và sẽ tiếp tục tấn công toàn diện vào nền tảng tư tưởng của Quân đội ta là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm cho cán bộ, chiến sĩ quân đội dần dần phai nhạt niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng XHCN, dần dần xa rời hệ tư tưởng cách mạng, khoa học, từng bước tạo ra một “khoảng trống” về ý thức hệ, pha loãng, làm nhạt dần ý thức hệ vô sản để trượt dần sang ý thức hệ tư­ sản!
Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta trong những năm qua, đặc biệt là qua hơn 30 năm đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự phấn đấu phi thường của toàn dân, toàn quân ta, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chúng ta vẫn còn những hạn chế, bất cập. Hiện nay, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mới tạo điều kiện cho chúng ta xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội, thì chúng ta vẫn đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt với những nguy cơ, khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch đang và sẽ tiếp tục lợi dụng những đặc điểm mới của tình hình để chống phá Quân đội ta, đẩy mạnh thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội bằng những phương thức mới ngày càng tinh vi hơn, xảo quyệt hơn, khó nhận biết hơn.
Đáng chú ý là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, bên cạnh mặt tác động tích cực đến quá trình cách mạng nước ta, thì mặt tiêu cực của nó cũng ngày càng tác động mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến việc xây dựng quân đội cách mạng, cả về chính trị, đạo đức, lối sống, đoàn kết, dân chủ, kỷ luật. Những tiêu cực của xã hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… đang có chiều hướng gia tăng; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; những yếu kém, bất cập trong quản lý đất nước, quản lý xã hội của một bộ phận cán bộ, công chức Nhà nước; những rạn nứt, những mâu thuẫn xã hội trong các tầng lớp nhân dân… đang và sẽ từng ngày, từng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, đối với tính ưu việt của CNXH… Quá trình mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế, bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy quá trình phát triển thì mặt tiêu cực cũng tác động không nhỏ đến nước ta, nhất là sự du nhập của các giá trị phản văn hoá, sự du nhập của đạo đức, lối sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất, coi trọng đồng tiền, đang từng ngày tác động làm băng hoại những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong mỗi người dân Việt Nam yêu nước, yêu CNXH.
Trong những điều kiện đó, để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội ta, các thế lực thù địch đang và sẽ tiếp tục thực hiện phương thức tấn công mới. Nhận thấy việc tấn công trực tiếp vào chính trị, làm cho Quân đội ta suy yếu về chính trị khó có thể thực hiện được đối với một quân đội đã có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng, được tôi luyện trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, các thế lực thù địch đang và sẽ chuyển sang triển khai mạnh mẽ mũi tấn công vào đạo đức, lối sống. Đây là mũi tấn công cực kỳ thâm độc và nguy hiểm. Tính chất nguy hiểm của mũi tấn công này là ở chỗ: Chúng sẽ làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu bản lĩnh, không tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng… sẽ dần dần bị sa đọa về đạo đức, lối sống, quen dần với cuộc sống hưởng thụ, đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, sao nhãng, xem nhẹ việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng; từ chỗ loãng dần, nhạt dần về chính trị cách mạng, chính trị vô sản để trượt dần sang chính trị tư­ sản!
Để thực hiện mũi tấn công thâm độc, nguy hiểm này, các thế lực thù địch đang và sẽ triệt để lợi dụng, khai thác những mặt tiêu cực, yếu kém trong tổ chức và con người, nhất là lợi dụng những tổ chức yếu kém; những người có quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái, những phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất; những sai lầm, khuyết điểm trong xử lý các “điểm nóng”, các vụ việc tiêu cực xã hội… để tuyên truyền, kích động, lôi kéo, mua chuộc… làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ quân đội mơ hồ, suy giảm niềm tin, lung lay tư tưởng, hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên… dẫn đến suy giảm về chính trị vô sản, tr­ượt dần sang chính trị tư­ sản, bắt đầu từ sự sa đọa về đạo đức, lối sống!
Những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng những đặc điểm mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước để thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội ta với những phương thức mới, nhưng chúng đã không thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐND Việt Nam nói chung, nhất là sức mạnh chính trị-tinh thần của QĐND Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc và từng bước được nâng cao. Quân đội ta vẫn rất xứng đáng là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ XHCN thông qua việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Quân đội ta đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Quân đội ta không hề bị các thế lực thù địch làm suy giảm chính trị vô sản, mà ngược lại, trận địa chính trị tư tưởng vô sản trong Quân đội ta ngày càng được củng cố, giữ vững và phát triển vững chắc.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trước sự tác động của những đặc điểm mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, trước yêu cầu ngày càng có sự phát triển mới của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐND, trước hết là sức mạnh chính trị-tinh thần, trong điều kiện các thế lực thù địch đang và sẽ tích cực triển khai những phương thức mới trong thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội ta, chúng ta cần quân tâm làm tốt những vấn đề sau đây: Tăng cường bản chất cách mạng của quân đội, đặc biệt phải chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tăng cường “sức đề kháng” của cán bộ, chiến sĩ để tích cực, chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch. Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về những đặc điểm mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, mà các thế lực thù địch đang và sẽ lợi dụng để thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội bằng những phương thức mới để chủ động ngăn chặn, phòng ngừa. Nhận thức rõ hơn bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá mới của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh vạch trần tính chất phản khoa học của luận điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”, thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch để có biện pháp đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả. 
PGS, TS NGUYỄN VĨNH THẮNG 
Share:

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

TÓM TẮT LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Một clip đã khá lâu, nhưng cực kỳ hay nên mình reup lại để làm tư liệu cho Page.

Đây chính là đồ án tốt nghiệp cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng (Graphic Design) của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn với bạn Dương Tố Đào là "leader" và người chịu trách nhiệm chính (ý tưởng, kịch bản và thiết kế).

Về chi tiết các thời kỳ, có thể còn nhiều điều chưa chính xác, bởi đây dù sao cũng chỉ là 1 đồ án tốt nghiệp của các bạn SV khoa Đồ hoạ, chứ không phải chuyên ngành lịch sử. Nhưng nhìn chung, để tóm gọn 4000 năm lịch sử nước nhà như vậy thì các bạn đã làm quá tốt.

Hy vọng tương lai, con em chúng ta sẽ được học, được tiếp xúc với lịch sử trực quan như vậy, chứ không phải chỉ là những con số, thống kê khô khan trên sách vở hay những bài giảng sáo rỗng. 

Xin gửi đến bạn Tố Đào & nhóm Thiết kế clip này lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng của mình.





Share:

LỊCH SỬ NHÀ TRẦN TRONG 5 PHÚT


MỜI CÁC BẠN XEM VIDEO VÀ ỦNG HỘ NHÓM TÁC GIẢ

 Beat của TrungJS: https://soundcloud.com/trungjs/
/ Lời: Trần Tuấn 
/ Ca sĩ: Xám
/ Thu âm: Minh 
/ Mix: QDN 
/ Effect: Nhuận



Share:

VÕ TÁNH - VIỆT SỬ KIÊU HÙNG

Sự bắt đầu của dự án Việt sử Kiêu hùng 😃😃😃😃😃😃😃




Share:

TỬ CHIẾN THÀNH ĐA BANG




Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một bộ phim lịch sử khá hay, hấp dẫn với cách tiếp cận rất mới mẻ của nhóm tác giả !!!!!!!😀😀😀😀😀




Share:

TẢN MẠN VỀ TÔN GIÁO NGÀY NAY

    Không rõ từ bao giờ và vì sao người theo đạo Thiên chúa ở VN lại được gọi chung (tắt) là “người theo đạo”. Và cũng chả biết tự bao giờ từ “tôn giáo” xuất hiện tại VN, nhưng có lẽ sau khi đạo Thiên chúa du nhập vào VN vì từ này xuất phát từ tiếng Latinh, religio, mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh".

Thực ra, nguồn gốc của “đạo” là khác với “tôn giáo”.
"Một vật gì đó sinh ra cả trời đất, lặng lẽ, trống không, đứng riêng biệt không đổi thay, tuần hoàn không biết mệt mỏi, có thể làm mẹ thiên hạ; ta không rõ tên là gì, gọi nó là đạo" - Lão Tử

Chữ “đạo” ban đầu có lẽ xuất phát từ tư tưởng triết học cổ xưa của Lão Tử, Kinh Dịch, Phật học,… đại khái chỉ về một cái thứ mà chúng ta không biết là gì, vô thủy vô chung, vô hình vô tướng,.. nhưng bao trùm cả vũ trụ và có nó thì mới có trời đất, cỏ cây hoa lá,.. Theo ngôn ngữ hiện đại thì có thể gọi nó là quy luật của tự nhiên. Tức là từ xa xưa, lâu lắm rồi, con người ta đã mơ hồ nhìn ra cái mối quan hệ giữa các thực thể trong tự nhiên, ràng buộc lẫn nhau bằng các quy luật vô hình nào đó. Và con người chỉ là một mắt xích của tự nhiên, thuộc về tự nhiên, và làm gì thì cũng dưới sự “quan phòng” của tự nhiên,.. chứ tuyệt đối con người không thể là một thực thể tách rời khỏi tự nhiên, chinh phục được tự nhiên, làm chủ được tự nhiên như nền khoa học hiện đại đã từng rêu rao. Hiểu được cái “đạo” ấy, người xưa tìm ra các biện pháp thực hành để làm sao sống, cư xử với đời một cách tự nhiên nhất, “đạo” nhất. Đó không hẳn là các phương pháp tu tiên, trường sinh bất lão cao siêu nào đó mà đơn giản chỉ là tối thiểu hóa sự can thiệp vào thiên nhiên cũng như sự bon chen giữa người với người, đồng nghĩa với giảm thiểu sự tham lam trong con người, từ đó làm trong sạch cái tâm người, dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc, an nhiên tự tại. Dần dà, “đạo” đi vào cuộc sống phát triển lên thành lề lối, thói quen, cách cư xử,.. hay còn gọi là đạo nghĩa ở đời.

Tuy nhiên, cái tham ái của loài người là vô cùng lớn nên không hẳn ai cũng có thể thực hành theo các “đạo” này. Nhưng ai cũng muốn mình được hưởng thành quả như những người hành đạo. Vậy là hình thức tôn giáo truyền thống hòa quyện với các “đạo” cho ra các biến thể mới. Như các ông Lão Tử, Như Lai đều được phong thành thánh, thành Phật, trở thành những thế lực siêu nhiên để ban phát phước lành cho người đời. Các tư tưởng tu thân hành đạo như thế bị hoán chuyển thành các tôn giáo cứu thế, độ trì.

Người ta nghĩ rằng XH càng phát triển thì “miếng bánh” của tôn giáo càng bị thu hẹp đi nhưng thực tế có lẽ không phải thế.
Ở Mỹ, lượng người “in God we trust” giảm đi nhưng “in Allah we trust”, “in Buddha we trust”, “in Bhaman we trust”,.. lại tăng lên rất nhiều, cùng với hàng trăm hệ phái tôn giáo mới ra đời. Có vẻ như trong lúc loài người lo chinh phục tự nhiên và chinh phục lẫn nhau, họ đã bỏ trống tâm hồn mình cho cỏ dại mọc nên bây giờ phải đi tìm sự cứu rỗi.
Còn ở Việt Nam ta, sau một thời gian nhà nhà kiếm tiền, người người kiếm tiền, nhà thờ, chùa chiền và các hình thức tôn giáo khác cũng đã nở rộ như nấm sau mưa. 
Dường như, “ơn trên” lại đến mùa mưa móc!
Share:

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

MINH BẠCH THÔNG TIN THUÊ BAO!!!!!

Đối tượng đầu tiên bị tác động bởi chính sách minh bạch và công khai hóa các thông tin cá nhân đối với số điện thoại di động, sẽ là ai?
Dân chăng?
Dân dùng sim đểu cùng lắm chỉ để đong gái, tránh sự phát hiện của ngan già. Dân nhỡ có làm ăn mập mờ bó rau quả cà, chúng lại rất thích xài số chính thức để còn khoe mẽ với ngan già ra vẻ ta đây bận rộn, và đầy-trách-nhiệm-làm-giàu, và quan trọng hóa.
Đong gái, đong gái, và đong gái, là lý do duy nhất và phổ biến nhất khiến dân xài sim đểu. Và vì thế, có lẽ dân xài sim đểu tương đối ít, cùng lắm 1,2 số.
***
Thực ra, quan chức mới chính là đối tượng ưa xài sim rác nhất trong thiên hạ. Đố tìm ra bất cứ ai, cương vị từ Phó chủ tịch xã trở lên, mà chỉ xài đúng một sim chính chủ. Quan chức càng cao, số sim càng nhiều, và thậm chí sim đểu được thay đổi liên tục sau mỗi vụ việc. Thậm chí nữa, có nhiều quan chỉ dùng một sim cho đúng một cuộc điện thoại hay một tin nhắn, xong là vứt bỏ.
Quan tất nhiên từ dân mà ra, nên quan cũng đong gái, thậm chí đong ác. Quan cũng tránh ngan già – ngan già là khái niệm kinh hoàng không chừa một ai, từ dân đen quần đùi hoa tới đệ nhất bạo chúa các kiểu.
Nhưng quan hơn dân ở chỗ, không chỉ đong gái, mà quan còn đong cả thiên hạ. Tất cả các thương vụ lớn của quan dứt khoát đều đi qua sim rác, các dấu mốc chính trị quan trọng trong sự nghiệp của quan đều đi qua sim rác, dự án lớn cũng từ sim rác mà thành, hot girl bốc lửa đùi căng ngực bự cũng từ sim rác mà thành, ngàn tỷ cũng đi từ sim rác.
Nói một cách ví von, sim chính thức của các quan, nó cũng như ngan già, chả đưa lại tác dụng mẹ gì ngoài việc cho ngồi chễm chệ trên cạc-vì-dịt, hoặc danh bạ điện thoại của cơ quan. Và là thứ để khi người ta nhìn vào thì người ta khen xã giao, ủ uôi sếp có số điện thoại (hoặc chị nhà) đẹp thế đẹp thế. Chấm hết.
Chơi mới quan mà chỉ biết mỗi sim chính cống, thì đừng có vội khoe mẽ người ta cười cho.
***
Với trò bắt khai báo tên tuổi và chường quả mặt ra khi khai báo sim, thì giai cấp đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nề nhất là quan chứ ai vào đây nữa. Dám cá giờ này, khối quan đang tức lộn ruột thằng bỏ mẹ nào đã nghĩ ra trò này ấy chứ, hehehe.
Share:

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

ODA - "SÁT THỦ KINH TẾ" CỦA NHẬT BẢN ?

Đối với Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, trong đó có vốn vay ODA, là cần thiết để phát triển. Tuy vậy, nếu như những nước cần vốn có “chiến lược nợ” của mình, thì các nước giàu cũng có “chiến lược cho vay” của họ. Vì thế, để xây dựng “chiến lược nhận” một cách thích hợp, các nước nghèo không thể không tìm hiểu “chiến lược cho” của đối tác.
Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu có tính “vạch trần” về bản chất và chiến lược ODA của Nhật Bản, do chính các học giả xứ Phù Tang thực hiện và công bố, bài viết này chỉ ra “binh pháp ODA” của họ, nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam một góc nhìn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định.



Tiếng nói phê phán ODA của học giả Nhật

Trong ngôn ngữ ngoại giao, người ta coi ODA là biểu hiện của tình ưu ái của người cho đối với người nhận. Tuy vậy, ngay tại Nhật Bản, cũng có nhiều học giả, với tinh thần trung thực trong khoa học, đã “vạch trần” bản chất thực của chính sách ODA của chính đất nước mình.

Chẳng hạn, cuốn “Sự thật viện trợ ODA” của Sumi Kazuo, giáo sư Đại học Yokohama, là một trong những công trình như vậy. Cuốn sách này tuy dung lượng ngắn, nhưng có thể dẫn dắt người đọc lần theo đường đi nước bước của dòng chảy ODA ở những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, tìm hiểu về ODA Nhật, không thể không đọc công trình nghiên cứu của tập thể học giả Fuke Yousuke, Fujibayashi Yasushi, Satake Youko, Moriyama Hiroshi, Nagase Riei, Miyauchi Taisuke, Ishikawa Kiyoshi. Cuốn sách của họ có tiêu đề “ODA – vì cuộc sống của người Nhật Bản”. Các tác giả là những thành viên của một tổ chức học thuật phi Chính phủ: Hội Điều tra Nghiên cứu về ODA (ODA Chosa Kenkyu Kai), thành lập năm 1988.

Từ 5/1991 đến 3/1992, họ đã liên tục thuyết trình các kết quả nghiên cứu của mình về vấn đề viện trợ ODA của Nhật Bản. Sau đó, họ tiếp tục khảo cứu các tư liệu mới, đồng thời tiến hành điều tra thực địa tại các nước nhận ODA của Nhật Bản, và viết thành cuốn sách nói trên, xuất bản vào năm 1999, sau hơn 10 năm theo đuổi đề tài, với ngồn ngộn những tài liệu, số liệu, hình ảnh được xử lý và trình bày một cách khoa học.

Cuốn sách đã “vạch trần” bản chất đồng tiền ODA của Nhật, giúp chúng ta hiểu rằng, đằng sau những lời lẽ ngoại giao mỹ miều là một vũ khí kinh tế đặc biệt, mà như các tác giả khẳng định ở mục cuối của cuốn sách: Ngày xưa chúng ta dùng chiến tranh, ngày nay chúng ta dùng ODA.

Ngay cả Đài Truyền hình Trung ương Nhật Bản NHK cũng từng có chương trình phát sóng điều tra về sự thật ODA, trong đó, tập trung vào những dự án ODA điển hình của tinh thần “vì Nhật Bản”. Nhìn chung, từ những nghiên cứu như vậy mà tiếng nói đề xuất cải cách chính sách ODA ngày càng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Dưới đây xin giới thiệu cụ thể hơn góc nhìn của họ về ODA Nhật Bản.

“Ngày xưa: chiến tranh, ngày nay: ODA”

Để hiểu bản chất của đồng ODA Nhật Bản ngày hôm nay, ở thế kỷ 21 này, các tác giả của sách “ODA vì cuộc sống của người Nhật Bản” dẫn chúng ta quay ngược về quá trình hình thành và diễn biến của chiến lược ODA của đất nước họ. Chiến lược ODA của Nhật Bản được xây dựng cùng với việc phải tuân thủ hiệp ước San Francisco 1951, theo đó Nhật phải bồi thường chiến tranh cho một số nước châu Á. Họ đã khôn khéo làm cho những đồng tiền “bồi thường” ấy quay trở về phục vụ lại cho chính họ.

Ví dụ, Nhật đã “bồi thường chiến tranh” cho Indonesia như thế nào? Trong quá trình đàm phán bồi thường, họ đã khôn khéo lồng vào ý sau đây trong điều khoản: “Nhật Bản sẽ cung cấp cho Indonesia các dịch vụ và sản phẩm của Nhật Bản trị giá tương đương 80,3 tỷ Yên” 

Nhiều khách sạn ở Indonesia xây bằng tiền bồi thường nhưng không phải để bồi thường cho người dân.


Kết quả, Nhật Bản “bồi thường” cho Indonesia bằng cách xây dựng... những khu khách sạn cao cấp, những tòa căn hộ sang trọng, những khu mua sắm đắt tiền, những nhà máy sản xuất giấy, vải, gỗ... Những thứ này, nói như các tác giả của sách, “không thể hiểu nổi sao có thể gọi đó là bồi thường chiến tranh”. Bởi một mặt, những thứ này không phải “bồi thường” cho nhân dân Indonesia, và mặt khác, chúng đã làm rất nhiều nhà máy sản xuất giấy và ván ép non yếu của Indonesia phá sản.

Để có thể “bồi thường” như vậy, chắc chắn không thể không nhờ đến cả những đàm phán sau cánh cửa.

Họ đã chuyển hóa sự “bồi thường” cho nạn nhân thành cái chính mình hưởng lợi, còn nạn nhân thì không được gì, hoặc được rất ít không như công bố, thậm chí bị thiệt hại nặng hơn trước. Cùng sự sự phục hưng kinh tế của Nhật sau chiến tranh, chiến lược ODA cũng được thực thi mạnh mẽ theo nguyên tắc nói trên. Những quốc gia “ngây thơ”, vô tình hoặc cố ý, bắt đầu một cuộc đua tài trí tuệ không cân sức với Nhật Bản.

Xin điểm qua một vài trường hợp điển hình.

Từ những năm 70, do các quốc gia ven biển bắt đầu được nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, các công ty đánh bắt hải sản của Nhật bắt đầu bị hạn chế đánh bắt ở những ngư trường giàu có của nước cộng hòa Kiribati thuộc trung tây Thái Bình Dương. Hàn Quốc thì trả tiền cho Kiribati để được tiếp tục đánh bắt. Nhật thì triển khai một chiến lược khác. Họ đề xuất cho Kiribati cái gọi là “Viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực thủy sản”, tặng cho nước này mấy chiếc tàu đánh cá và kho bảo quản hiện đại, và rồi khai thác hải sản của Kiribati với giá rẻ. 

Giáo sư Sumi Kazuo trong sách “Sự thật của viện trợ ODA”, cũng chỉ ra rằng, giữa những năm 70, ngành sản xuất nhôm của Nhật bắt đầu gặp khó khăn, chính phủ Nhật lập tức xây dựng dự án viện trợ ODA cho Indonesia trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu sản xuất nhôm trên đảo Sumatra. Mục đích của nó không chỉ là “hợp tác quốc tế”, mà còn là, như chính họ nói, nhằm “đầu tư để xác lập thế trận bảo vệ có tính chiến lược đối với nguyên liệu nhôm của đất nước chúng ta”.

Cùng với sự phục hưng kinh tế Nhật sau chiến tranh, “nền sản xuất số lượng lớn” và “xã hội tiêu thụ với số lượng lớn” sẽ không thể đứng vững nến không có một quá trình “tiêu hủy rác thải số lượng lớn”. Và vì thế, viện trợ của Nhật cho Indonesia liên quan đến rác cũng được đưa vào cỗ máy ODA này. “Ở Indonesia, một hệ thống xử lý rác thải tương thích với thực tiễn của Indonesia đã không hề được xây dựng, mà thay vào đó, những cơ sở “hiện đại hóa” thu gom rác quy mô lớn đã được xây dựng bằng ODA. Indonesia đã chăm sóc một lượng rác lớn của người Nhật”.

“Binh pháp” nào đã giúp Nhật thực hiện thành công những điều trên? Đó là cả một “thế trận” được sắp xếp một cách bài bản. Để tồn tại trước thế lực này, Việt Nam cần có một thế trận bài bản tương ứng.

“Binh pháp” của ODA Nhật Bản

Những nghiên cứu nói trên tuân thủ nguyên tắc thực chứng luận vốn có ảnh hưởng sâu đậm trong khoa học xã hội Nhật Bản, vạch trần bản chất của vấn đề thông qua việc phân tích các chuỗi sự kiện, mà không kèm theo bình luận chủ quan nào.

Thông qua những gì họ trình bày, người đọc dễ dàng nhìn thấy một thế trận chặt chẽ và bài bản để vận hành cỗ máy ODA ấy. “Binh pháp ODA” bao gồm cái cấu trúc này và sự vận hành của nó. Ở đây sẽ trình bày về “binh pháp” này và minh họa bằng một ví dụ cụ thể.

Thành tố đầu tiên trong binh pháp ODA Nhật là các Hiệp hội nghề nghiệp.

Các Hội nghề nghiệp của Nhật vận hành theo nguyên tắc của một xã hội dân sự, không bị can thiệp bởi chính quyền.

Những người trong cùng một ngành nghề, theo quy luật thị trường, sẽ phải cạnh tranh với nhau để sống còn. Nhưng ở Nhật Bản, văn hóa hiệp hội phát huy hiệu quả cao đến mức, quy luật này vận hành một cách khác thường.

Trong phạm vi hiệp hội, các thành viên coi cạnh tranh không phải là một hình thức tiêu diệt lẫn nhau, ngược lại, “cạnh tranh” là một hình thức của... “hợp tác”, thúc đẩy tinh thần thi đua và thử sức để cùng vươn lên.

Khi đối diện với người nước ngoài, chủ nghĩa ái quốc trong kinh tế được phát huy cao độ. Các thành viên sẽ hợp tác với nhau, gác qua cạnh tranh nội bộ, cùng nhau “sống còn” với đối thủ. Đó là cách họ bước ra thế giới từ hơn một thế kỷ nay.

Chính các tổ chức nghề nghiệp chứ không phải ai khác, là lực lượng đầu tiên đề xuất cho chính phủ của họ các dự án ODA cho các quốc gia bị họ xem là “con mồi”.

Thành tố thứ hai là tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản). Giáo sư Sumi Kazuo ở Đại học Yokohama, trong sách “Sự thật của viện trợ ODA”, đã phân tích về bản chất của JICA như sau.

“Nhìn chung, có thể xem JICA là cơ quan thực hiện viện trợ không hoàn lại về mặt kỹ thuật và tài chính cho các nước đang phát triển. Quả thực, các hoạt động của JICA cũng có hướng đến những hoạt động kiểu như vậy. Tuy nhiên, ngoài chức năng ấy, JICA còn thực hiện cả các dịch vụ hỗ trợ cho các công ty Nhật. Nguồn tài chính được dùng thực hiện điều này là “Vốn đầu tư phát triển”. Việc JICA cho các công ty Nhật vay dài hạn với lãi suất thấp và điều kiện cực mềm, trong khuôn khổ “Vốn đầu tư phát triển”, là điều còn ít được biết đến” .

“Vốn đầu tư phát triển” của JICA có hai loại. Một loại cho vay liên quan đến chuẩn bị cơ sở vật chất, và loại kia cho vay phục vụ cho “những công việc liên quan đến thí nghiệm”, là loại tiền xuất ra để “vừa bảo hiểm nợ vừa cho vay liên quan đến những sự nghiệp có tính tiên phong và khó khăn” như “thực hiện việc cải tiến kỹ thuật của doanh nghiệp”

Trong trường hợp doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài, với danh nghĩa “cao cả” là cơ quan thúc đẩy “hợp tác” và “phát triển” có tính “quốc tế”, JICA sẽ sử dụng loại vốn thứ 2 để đảm nhiệm vai trò phát hiện mục tiêu, nghiên cứu và đề xuất các dự án cho vay ưu đãi ODA đối với quốc gia “mục tiêu”, chuẩn bị về mặt tri thức và quan hệ cho các doanh nghiệp Nhật.

Các dự án cho vay ODA được điểm qua ở trên đều do JICA đảm nhiệm khâu đầu tiên: nghiên cứu, viết dự án, thuyết phục nước sở tại, vận động hành lang... nhằm đạt đến mục đích cho họ vay ODA.

Mấu chốt của binh pháp ODA nằm ở quá trình thuyết phục con mồi. Như phân tích của giáo sư Sumi Kazuo, họ tạo ra và duy trì một “nhu cầu viện trợ giả tạo” , hướng đến “lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhật” và “đưa ô nhiễm của Nhật ra nước ngoài”.

Thành tố thứ ba là Chính phủ. Chính phủ đảm đương công việc kết nối tất cả các đầu mối trong nước và quốc tế, đảm bảo sự vận hành thông suốt của guồng máy ODA.

Ta hãy thử hình dung cách vận hành của “thế trận” nói trên trong một “trận đánh” cụ thể của họ.

Sách “ODA vì cuộc sống của người Nhật Bản” đã trình bày diễn biến và kết quả của dự án ODA trồng rừng ở đông bắc Thái Lan từ 4/1992 đến 3/1997. Dự án này được đặt tên là “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng kết quả cuối cùng là biến vùng đông bắc Thái Lan thành vùng cung cấp... gỗ bạch đàn sản xuất giấy cho Nhật Bản.

Khảo sát diễn biến của “trận đánh” này, ta sẽ thấy rõ cách thức hoạt động của “thế trận” bộ ba “Chính phủ – JICA – Giới tư bản” trong quá trình vận hành của một dự án ODA.

Câu chuyện bắt đầu từ nhu cầu của Nhật Bản. Người Nhật tiêu thụ giấy thứ 4 thế giới (trung bình một người 245 kg/1 năm), ngành công nghiệp giấy của Nhật sản xuất 3000 vạn tấn giấy/ năm (số liệu năm 1996). Tuy vậy, từ những năm 80, khi chính sách bảo vệ môi trường được xiết chặt, các doanh nghiệp giấy Nhật bắt đầu tăng cường mua gỗ bạch đàn ở nước ngoài, đặc biệt là của Thái Lan.

Và vì thế, một dự án ODA được vạch ra để giới tư bản giấy Nhật có thể khai thác tài nguyên gỗ của Thái Lan với giá rẻ.

JICA lập tức xuất hiện. “Báo cáo nghiên cứu về kế hoạch trồng rừng vùng đông bắc Thái Lan” ra đời năm 1992. Báo cáo mở đầu bằng những lời tốt đẹp:

“Ở Thái Lan, 20 năm trở lại đây, dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp được mở rộng, nhu cầu gỗ phát triển, cho nên vùng đông bắc Thái tỷ lệ che phủ rừng năm 1961 là 40% thì nay giảm còn 14%”.

Trên cơ sở đó, JICA đề xuất một kế hoạch trồng rừng cho vùng đông bắc Thái. Chính phủ Thái đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện. JICA liền đề xuất một kế hoạch trồng rừng mà tên gọi thì hết sức tốt đẹp, “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng người Thái chỉ nhận ra cái bẫy của nó sau khi dự án được triển khai 7 năm, khi mà không còn có thể tưởng tượng rằng vùng đông bắc Thái từng là “vương quốc của rừng” nữa.

Kế hoạch JICA đề xuất với Thái Lan gồm 3 việc:

- Viện trợ không hoàn lại 3 tỷ Yên xây dựng 4 trung tâm trồng cây giống, cây non quy mô lớn, xây dựng các cơ sở huấn luyện, cung cấp xe cộ và các phương tiện cần thiết khác.

- Gửi đến Thái Lan các chuyên gia lâm nghiệp của Nhật để huấn luyện sản xuất cây giống và chỉ đạo việc trồng rừng.

- Phái đến “Đoàn thanh niên Hợp tác Quốc tế” của Nhật Bản để “khai sáng” cho nông dân Thái ý thức về tầm quan trọng của rừng và việc trồng rừng (“Khai sáng” là từ họ dùng trong nguyên văn)

Không rõ những thanh niên Nhật Bản kia đã “khai sáng” cho nông dân Thái Lan điều gì, nhưng nông dân Thái chỉ thích trồng bạch đàn vì đó là “loại cây biến thành tiền”, và không rõ 4 trung tâm sản xuất cây giống kia tạo ra loại cây gì, nhưng từ 1992 đến 1995, một trăm triệu cây giống được phát miễn phí cho nông dân Thái Lan để họ tự trồng rừng, và trong đó, hầu hết là cây bạch đàn để sản xuất giấy.

Khi cả một vùng đông bắc trồng bạch đàn, thì một mặt, giá bạch đàn ở đây sẽ vô cùng rẻ, và mặt khác, nguồn nước và nguồn dinh dưỡng của đất bị hủy hoại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc nông dân được phát miễn phí cây giống bạch đàn với số lượng khổng lồ, là loại cây có lợi ích kinh tế trước mắt, đã làm cho diện tích rừng bạch đàn tăng vọt và diện tích rừng tự nhiên trước đó bị hủy hoại. Cái gọi là “hợp tác quốc tế” và “trồng rừng để bảo vệ thiên nhiên” chỉ là trò đùa. Hầu hết số tài sản 3 tỷ Yên của dự án đều phục vụ ngược lại cho Nhật Bản. Kết cục, dự án bị nhân sĩ Bangkok phản đối kịch liệt.

Nếu ví dự án ODA này là một cái bẫy thì cái lẫy then chốt của bẫy này là việc phát không cây giống cho nông dân tự trồng “rừng”. Thuyết minh cho chủ trương này, JICA đưa ra những lập luận tốt đẹp. Nông dân Thái Lan cũng đã trồng rừng một cách tự phát, vừa để bảo vệ môi trường vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vậy, có thể tận dụng điều này để thực hiện 2 việc một lúc: bảo vệ thiên nhiên và xóa đói giảm nghèo cho vùng đông bắc Thái. Làm sao chính phủ Thái có thể từ chối một lời đề nghị như thế?

Mưu kế này của JICA làm người ta nhớ lại những câu chuyện đấu trí được kể trong “Chiến quốc sách” ở bên Tàu.

Ở “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” của John Perkins, người đọc không hiểu vì sao một cá nhân như ông lại có thể làm được một khối lượng công việc khổng lồ là lần lượt thuyết phục các chính phủ Châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á, Trung Đông lao theo những dự án giả dối nhằm phục vụ lợi ích tư bản Mỹ. Nhưng, ở trường hợp Nhật Bản lại hết sức dễ hiểu: thực hiện điều này không phải là một cá nhân mà là cả một bộ máy trong đó có những tổ chức đóng vai trò xung kích.

Biện hộ cho ODA Nhật Bản

Dĩ nhiên, bản thân các học giả Nhật Bản khi phê phán chiến lược cho vay ODA thì cũng không có ý định phủ định sạch trơn mặt tích cực của nó. Không có gì là tiêu cực hoàn toàn. Chúng ta có thể liệt kê, trên bề mặt hiện tượng, vô số những lợi ích mà các dự án ODA mang lại. Ở Nhật Bản, có vô số sách vở ca ngợi ODA của Nhật là một “cống hiến” của dân tộc họ đối với thế giới.

Trong một cuốn sách biện hộ cho ODA Nhật, xuất bản năm 2003, Miura Yuuji, một trong những chuyên gia của JETRO (Hội Chấn hưng Ngoại thương Nhật Bản) và Watanabe Toshio, một giáo sư của Đại học Công nghiệp Tokyo, một mặt thừa nhận rằng, vào cuối những năm 50, vì khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty Nhật Bản còn yếu, cho nên “việc dùng ODA như một hình thức bảo hộ lợi nhuận của các công ty Nhật là sự biểu lộ rõ ràng của ý thức quốc gia”, nhưng mặt khác, theo hai tác giả, nếu tiếp tục nhìn bằng con mắt ấy trong bối cảnh “xã hội có tính quốc tế” hiện nay là sai, bởi vì ngày nay, “lực lượng xây dựng các dự án ODA rất đa dạng, không chỉ có các công ty Nhật mà còn có cả chính phủ nước được viện trợ, ngân hàng, JICA, các tổ chức và quốc gia tài trợ khác, thậm chí cả các công ty tư vấn không thuộc Nhật Bản cùng tham gia” .

Như vậy, cứ theo hai học giả trên thì có thể hiểu rằng, ngày nay ODA Nhật không còn là “ODA vì Nhật Bản” nữa mà đã thực sự là ODA “cao thượng”. Tuy vậy, cũng cần nói rằng, “sự đa dạng” ở trên thực chất không nói lên điều gì. Sự thật nằm ở kết quả cuối cùng mà những dự án đó đạt tới.

Có lẽ, nếu tranh cãi xem bên “phê phán” và bên “biện hộ”, bên nào đúng, bên nào sai, thì cuộc tranh cãi sẽ không bao giờ kết thúc. Vì dường như cả hai bên đều có mặt đúng của mình.

Viện trợ ODA của các nước giàu cho các nước đang phát triển như Việt Nam trở nên tốt hay không tốt, thì có lẽ, phụ thuộc vào phương thức tiếp nhận của phía chúng ta hơn là phụ thuộc vào người cho.

Vì vậy, Việt Nam không thể không xem xét hệ thống vận hành của ODA Nhật, để từ đó, nhìn lại lề lối suy nghĩ, “thế trận” và quá trình ra quyết định của chính mình. Nhìn từ góc độ này thì phải chăng, chúng ta đang tổ chức một “thế trận” hoàn toàn không tương thích với “thế trận” của đối phương/ đối tác?
-----
Nguyễn Lương Hải Khôi (Tokyo)

Share:

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

NỘI CHIẾN SYRIA, CHUYỆN IS, HỒI GIÁO CỰC ĐOAN: PHẦN 3 VÀ HẾT: CHUYỆN VỀ ĐẾ CHẾ HỒI GIÁO.

DŨNG PHAN

Chào các bạn. Đây là phần 3, và cũng là phần cuối cùng của câu chuyện. Hôm nay, tôi sẽ đi 1 vòng lịch sử, kể cho các bạn biết “Hồi giáo thực sự là thế nào?”
1. ĐẾ CHẾ MẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Các bạn không hề đọc nhầm.
Hồi giáo từng là mạnh nhất lịch sử. Chúng ta có lẽ đều từng là những đứa trẻ mộng mơ đứng trước phiến đá và hô “Vừng ơi mở ra”. Đã từng sống trong một thế giới lung linh và đẹp diễm lệ, đặt đôi chân bước vào thế giới ấy trong mỗi giấc mơ của cuộc phiêu lưu với thuyền trưởng Sinbad. NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - những truyện cổ tích của nàng Sêhêrazat (Sheherazade) như “Alibaba và 40 tên cướp” “Aladdin và cây đèn thần”. Vâng, đó là đạo Hồi, lấy bối cảnh là Ba Tư, nhưng được viết ra trong thời đại hoàng kim Hồi giáo. Dùng chuyện xưa, miêu tả về thế giới Hồi giáo của thế kỷ 13.
Nghìn lẻ một đêm không chỉ là một tập truyện cổ tích, đó là cả một thế giới. “Thế giới của người A Rập trong cuộc đời thực tại cũng như trong cảnh thần tiên ma quái, thế giới của đạo Hồi từ khi có sử thành văn và đạo Hồi qua các truyền thuyết dân gian.” Có ai nói cho ta, những bom đạn hôm nay, chính là nói về những quốc gia của Nghìn lẻ một đêm hay không? Than ôi, Jordan, Iran, Bắc Phi, Ai Cập, Iraq, Syria...đã ở đó, và đẹp trong những câu chuyện cổ của nàng Sêhêrazat. Không phải như hôm nay, không phải như bây giờ với máu chảy, đầu rơi.
1.1 Ra đời
Vinh quang ấy đến từ nhà tiên tri Mohammed (570-632), lớn lên tại thánh địa Mecca. Sinh ra khi đã mất cha, và mất mẹ năm 6 tuổi, ông sống bằng sự chở che của một phụ nữ nô lệ da đen. Hoàn cảnh tạo nên một con người yêu thương đồng loại, thương quý người nghèo và kẻ cơ khổ. Ông nổi tiếng là một người hào hiệp, bảo vệ người yếu đuối, thông minh, tài năng và cả…đẹp trai. Ở tuổi 25, ông có một mối tình với người vợ hơn mình 15 tuổi. Theo truyền thuyết, năm Mohammed 40 tuổi, một sứ giả của thượng đế hiện ra và nói rằng ông đã được chọn để cứu giúp nhân loại. Từ đó, Mohammed bắt đầu truyền đạo Hồi trên khắp vùng Ả Rập. “Vạn sự khởi đầu nan”, những sự ủng hộ luôn có, nhưng sự dèm pha của những kẻ bất tài cũng không ít. Một ngày vào năm 615, Mohammed cùng khoảng 101 tín đồ Hồi giáo đã rời khỏi Mecca, nơi khai sinh nhưng cũng là nơi đố kỵ, nơi bảo thủ đã vùi dập lại ông khi thấy sức ảnh hưởng của những đoạn kinh Koran. Ông và những người ủng hộ đến thành phố Medina, ngày nay thuộc Ả Rập Saudi. Tại đây, khác với nơi cũ, ông được các tín đồ đón tiếp nồng nhiệt, trở thành lãnh tụ của phần đông người dân thành phố này. 7 năm sau, khi quanh ông đã hùng mạnh, Mohammed tuyên bố thành lập nên nhà nước Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử. Không chỉ là người truyền giáo xuất chúng bậc nhất trong lịch sử, Mohammed còn là một vị đại tướng xuất sắc trên trận tiền ở những năm đầu thành lập nhà nước Hồi Giáo. Với 8 cuộc chiến tranh lớn và 38 hoạt động quân sự do ông trực tiếp chỉ huy, ngài đã bảo vệ được vương quốc non trẻ của mình trước mối đe dọa của hai đế chế mạnh nhất ở xung quanh là đế chế Byzantine (Đông La Mã) và đế chế Ba Tư (Iran), và mở rộng sức ảnh hưởng của hồi giáo đến Syria và các nước Ả Rập xung quanh.
Năm 627, ông đập tan liên minh 100.000 quân đến từ Mecca để đánh sập đế chế non trẻ. Thừa thắng xông lên, năm 630, Mohammed phát động cuộc chiến ở Mecca với 10.000 người, các cuộc vây diệt của ông nhanh chóng thu được thành quả. Thủ lĩnh Abu Sufyan của thành Mecca tuyên bố đầu hàng và xin gia nhập đạo Hồi. Vậy là sau 15 năm lưu lạc khỏi quê hương, Mohammed đã trở về quê hương Mecca trong tư thế hiên ngang của một “Trạng nguyên vinh quy bái tổ về làng”. Hành trình của một đứa trẻ mồ côi đi đến sự thống nhất ở quê hương, chẳng khác gì Gia Long Nguyễn Ánh của lịch sử Việt Nam.
Người đàn ông trẻ tuổi ngày nào, giờ đã làm nên được điều kỳ diệu khi thống nhất các bộ lạc vùng bán đảo Ả Rập dưới một tôn giáo tên là Hồi Giáo (Islam). Trên quê hương Mecca, trên danh nghĩa của thượng đế, của sứ giả cuối cùng mà thượng đế phái đến cho loài người, người đàn ông ấy nêu cao những lý tưởng đẹp đẽ nhất, đánh sập những suy đồi đạo đức, đánh sập hố ngăn giàu nghèo, bằng một lý tưởng thuần khiết do thượng đế ban tặng, phục vụ thượng đế, hướng đến những quyền về cơm ăn áo mặc, mưu cầu hạnh phúc và đặc biệt: quyền tự do cho phụ nữ. Tin nổi không? Thế kỷ thứ 7, mà người đàn ông ấy đã đưa ra những bộ luật để bảo vệ trẻ em gái, bảo vệ phụ nữ, đặt phụ nữ lên ngang hàng ở các quyền thừa kế. Để rồi 1400 năm sau, một bộ phận những kẻ đi theo giáo lý của ông, đã giải nghĩa những khái niệm nguyên sơ của Kinh Konran theo chiều hướng khác để vùi những người phụ nữ xuống bùn sâu của sự đau khổ, tủi nhục và những chiếc khăn choàng đen không thấy sự giải phóng.
Năm 632, Mohammed mất ở tuổi 62. Gia sản ngài để lại là một bán đảo Ả Rập thống nhất, là sự nhìn về một hướng của các bộ lạc Ả Rập, khi tất cả cùng nhau quy phục dưới một tôn giáo Islam. Những sơ khởi ban đầu do ông lập nên chính thức trở thành một chính thể hợp nhất. Để 100 năm sau, không chỉ mở rộng, mà còn đánh tan cả Châu Âu. Vì những công tích đã làm được mà đến hôm nay, Mohammed trở thành thần tượng, biểu trưng của sự vĩ đại của 1,6 tỷ người theo Đạo Hồi ngóng trông cho đến tận hôm nay. Nhưng, cũng trở thành sự lý giải rời khỏi nguyên sơ ban đầu, để tạo nên chia rẽ, chặt đầu, ngay trong lòng thế giới do ông tạo ra.
1.2 Chinh phục.
Abu Bakr được chọn làm người kế vị nhà tiên tri Mohammed, và phát triển con đường chinh phạt của thế giới Hồi Giáo. Trong đó, chiến dịch quan trọng nhất, là bước ngoặt để đội quân Hồi giáo trở thành thế lực mạnh nhất Trung Đông. Chính là việc chiếm thành Damascus từ đế chế Đông La Mã. Damascus, vâng, là thủ đô Syria đang chiến tranh loạn lạc hôm nay đấy. Những nỗ lực của hoàng đế La Mã Heraculius và chỉ huy đội quân phòng thủ tại Damascus là vô vọng. Cuộc vây ráp của tướng Khalid ibn Walid đã đưa đến chiến thắng cho quân đội Hồi Giáo. Thành Damascus trở thành trung tâm văn hóa Hồi giáo. Thất bại tại Damacus đã khiến cán cân giữa đế chế cũ là Byzantine và đế chế mới là Hồi giáo thay đổi. Đạo quân Hồi giáo đánh bại La Mã, tiến về Bắc Phi theo thế như chẻ tre, chiếm Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria và Morocco (mấy đại ca của "Mùa xuân Ả Rập" hôm nay đó). Năm 711, họ băng qua eo biển Gibraltar để tiến vào châu Âu. Vậy là 100 năm sau ngày mất của nhà tiên tri Mohammad, các đạo quân Hồi giáo đã chinh phục lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Trung Đông đến Tây Ban Nha, trước khi đến vùng Gaul, ngày nay là nước Pháp.
Thế đấy, những người mà bạn nghĩ rằng mông muội và cực đoan trên tivi đã làm nên những điều vĩ đại như thế. Lịch sử thế giới đã vận động cho đến hôm nay xung quanh cuộc chiến tranh giữa Hồi giáo và Châu Âu. Đến thế kỷ XX, XXI, Mỹ - vốn là quốc gia của tầng lớp tinh hoa nước Anh sáng lập nên, tiếp tục là ngọn cờ đầu thay thế cho Anh - Pháp.
Quay lại thế kỷ thứ 8, phương Tây đứng trước sự tồn vong bởi vó ngựa của đoàn quân này. Vương quốc Frank (bao gồm 3 quốc gia là Đức, Italia và Pháp), là quốc gia lớn nhất Tây Âu, cũng là nhà nước Cơ đốc giáo lớn nhất, đã điều 30.000 quân với bộ binh mang giáp nặng tinh nhuệ làm nòng cốt, do Hoàng thân Charles chỉ huy, để ngăn chặn lại cuộc tấn công của 80.000 quân Hồi giáo do tướng Abdul Rahman Al Ghafiqi cầm đầu. Địa điểm được lựa chọn là Tours (tỉnh lỵ nước Pháp). Cuộc chiến ấy tương tự như trận đánh giữa Napoleon và công tước xứ Wellington sau này. Một bên chuyên tấn công bằng kỵ binh, và bên kia phòng ngự bằng sơ đồ hình vuông. Khác là, hoàng thân Charles với lợi thế về địa lợi (đánh trên sân nhà), nên đã cho các cánh quân đi những điểm hiểm để đập phía sau hậu phương quân Hồi Giáo. Sự giằng co kéo dài khiến bất lợi đổ dồn cho Hồi Giáo cho đến khi Abdul Rahman Al Ghafiqi buộc phải rút quân. Trận đánh tại Tours đã chặn đứng sự bành trướng của Hồi giáo ở châu Âu.
Và sau này được sử gia Godefroid Kurth đánh giá là : "Đến nay, trận Tours vẫn được xem là một trong những sự kiện vĩ đại trong lịch sử thế giới, bởi nó quyết định Cơ đốc giáo hay Hồi giáo sẽ thống trị khắp châu Âu".
Tại sao Hồi Giáo được đánh giá cao như thế? Bởi phương Tây đã được khai sáng bởi nền văn minh và khoa học mà đế chế Hồi Giáo dành tặng cho họ ở các cuộc chinh phục. “Con đường tơ lụa” (The Silk Road) đoạn đường nối từ Trung Hoa cho đến Tây Á, tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử, tạo ra sự giao thoa giữa văn hóa, kinh tế, tôn giáo Đông – Tây. Mà ở trong đó Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã và những quốc gia Hồi Giáo của vùng Tây Á là trung tâm của cuộc chơi. Lượng giác và hình học không gian mà các anh em đang điêu đứng, thì chính các nhà khoa học Hồi giáo phát triển rực rỡ. Thiên văn học mà hôm nay NASA làm ầm ầm, chính bởi những nhà khoa học Ả Rập đặt nền tảng. Y học của thế giới hồi giáo phát triển cũng rực rỡ và biết giải phẫu từ thời xưa, một bức tranh giải phẫu mắt chữ Ả Rập vẫn còn được chụp lại, trước thời Leonardo da Vinci khá xa. Vào thập niên 1950, một nhà khoa học tên là George Sarton, ông là một trong những nhà khoa học phương Tây nổi tiếng thế giới, người đã viết nên báo cáo và tham luận 4000 trang về Lịch sử Khoa học, để biến nó trở thành một dòng riêng kết hợp giữa lịch sử và khoa học. Trong tham luận ấy, ông đã trả lại vị thế của nhà tư tưởng Ả Rập và Ba Tư. Và một đánh giá trung thực nhất:
“Nếu không có các nhà khoa học Hồi Giáo, cũng như không có những thành tựu của họ thì chắc chắn các nhà khoa học sau này đã phải bắt đầu từ con số 0 và nền văn minh của chúng ta có hôm nay, chắc chắn sẽ bị trì hoãn vài thế kỷ”.
Vinh quang tiếp theo của đế chế hồi giáo chính là Ottoman và các cuộc thập tự chinh, mà tôi đã đề cập với các bạn ở phần 1. Trước khi diệt vong xuất hiện, không chỉ đến từ sau thế chiến I, mà âm ỉ từ sau cái chết của nhà tiên tri.

2. ĐẾ CHẾ DIỆT VONG VÀ CHUYỆN IS

2.1 Đế chế diệt vong
Năm 632, Mohammedmất. Bên cạnh sự vĩ đại ông để lại, còn là một sự chia rẽ trong nội bộ về việc tranh chấp quyền thừa kế. 
Abu Bakr được chọn làm người kế vị nhà tiên tri Mohammed như đã nói ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh Abu, nhà tiên tri Mohammad còn có một người cháu bên họ nội là Ali ibn Abi Talib. Anh là một người xuất sắc nhất của thế hệ thứ 2. Ali có thừa sự dũng mãnh của 1 chiến binh, trái tim trong sáng của một kẻ anh hùng, nhưng lại thiếu cái nhẫn tâm của 1 người làm chính trị. Anh bị đẩy ra ngoài trong cuộc tranh giành ngôi vị lãnh đạo Ả Rập. Cho tới khi anh được lựa chọn thì đã quá muộn màng cho một quốc gia thống nhất. Ngày Ali lên cầm quyền thì sự đấu đá phe nhánh đã lan rộng ra từ 3 dòng tộc đã nắm quyền trước đó. Trong cuộc đấu của Ali và thống đốc vùng Syria (lại là Syria) là Muawiyah, Ali đã thể hiện sự ngây thơ trước kẻ gian giảo. 100.000 người lính đã thấy Ali thua cuộc, nhìn thấy sự phản bội đức tin ấy của người cầm quyền, và tách ra thành một nhóm riêng gọi là Khawarij (có nghĩa là “Những kẻ bỏ ra đi”). Đây là nhóm hồi giáo sẵn sàng chọc dao vào bụng 1 bào thai chỉ vì người mẹ nói từ “Ủng hộ Ali.” Bạn có quen không? Vâng, đó chính là nhóm tổ chức hồi giáo cực đoan đầu tiên trên thế giới!


Ali chết đi, dòng tộc ông bị thảm sát, những người cháu của nhà tiên tri Mohammed bị bêu đầu trên những ngọn giáo. 1400 năm sau, lịch sử hồi giáo chính là sự đẫm máu, chia rẽ và đánh giết nhau như thế. Cũng bắt đầu ở Ali – bởi vì anh chính là gốc gác của cái gọi là Shia và Sunni mà các bạn được nghe kể hôm nay. Để kể ra sự khác biệt giữa Shia và Sunni thì quá nhiều. Nhưng một trong những cái khác là phía Sunni tin rằng Mohammed không chỉ định một người kế nhiệm. Còn Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Mohammed đến Mecca, ông đã chỉ định Ali làm người kế vị. Sunni – Shia đánh nhau chí chóe đến hôm nay chính vì tổ tiên của họ cũng đánh nhau. Nhắc lại câu châm ngôn của tôi trong loạt bài này: hãy đi tìm lịch sử, bởi chỉ có lịch sử mới giải thích cho bạn căn nguyên của vấn đề. Nội chiến Syria diễn ra ta đang thấy, sâu xa cũng vì mâu thuẫn trong lòng Hồi giáo mà ai cũng nhận mình là phát ngôn chính xác nhất lời Thương đế. Tổng thống Syria ông Assad là người Hồi giáo dòng Alawite (nhánh nhỏ của Shia), ông bảo trợ cho nhánh Shia và những sắc dân thiểu số ở Syria nên không được lòng người Sunni - dòng Hồi giáo chiếm số đông ở Syria. Và đó chính là quân nổi dậy.
Vấn đề của "Mùa xuân Ả Rập" cũng ở đó. Người ta nổi dậy ngoài sự bất mãn với chế độ, còn vì chế độ ấy đi theo nhánh Hồi Giáo khác nhánh Hồi Giáo mà họ theo.
Bản thân những người Hồi giáo rất tốt. Đấy là những người có quan niệm tiếp khách như dân miền Tây ở Việt Nam, dù nhà có nghèo cỡ nào, thì cũng mổ thịt con gà cuối cùng cho khách. Tuy vậy, khác với sự sảng khoái của người Việt Nam trong vấn đề tôn giáo, thì những người hồi giáo không chứa chấp nhau dù họ cùng đọc Kinh Koran, cùng yêu kính Mohammed. Sâu xa, KINH KORAN được coi là quyển kinh gốc mà thượng đế ban cho, là quyển kinh “Nguyên sơ nhất”, “Trọn vẹn nhất” và lời thượng đế nhắn nhủ đã được hiểu rằng “Những Tân ước và Cựu ước đã bị bóp méo. Lần này thượng đế sẽ nói lần cuối lời dạy dỗ, được viết bằng tiếng Ả Rập, Mohammed sẽ là người cuối cùng.” Bởi vậy những nhánh giáo lý được sinh ra ai cũng tự nhận mình là ưu việt nhất, họ tàn phá những di tích lịch sử.
Tại sao Anh và Pháp có thể phân rã được đế chế Ottoman để khiến tất cả đế chế này tan hoang đến như thế?
Bởi lẽ Anh và Pháp đã biết rằng, vấn đề của đế chế Hồi giáo không phải là quốc gia, mà là BỘ LẠC. Những bộ lạc này có những giáo lý riêng, nên các quốc gia phương tây đã hứa hẹn, chia đất, và dùng phương pháp “chia để trị”, đồng thời lại ném cả Shia và Sunni với những giáo nhỏ khác vào nhau trong lòng một quốc gia. Những Syria, Ai Cập, loạn là vì thế. Mâu thuẫn của các nhánh nhỏ trong lòng 1 tôn giáo lớn, của các bộ lạc, trong lòng 1 quốc gia cứ thế bung bét như ta thấy hiện tại. Hồi Giáo đã chính thức thua Kito giáo.
Một kết luận: Đoàn kết tạo nên Hồi giáo đứng đầu thế giới. Chia rẽ biến Hồi giáo trở thành bộ mặt cực đoan của hôm nay.
2.2 IS
Vâng, bức tranh cuối cùng của các bạn ở đây, IS là ai?
Đã bao giờ các bạn thắc mắc vì sao những gì các bạn đọc về IS thấy nó man rợ vậy mà nhiều người theo nó không? Cũng như các bạn thắc mắc vì sao bây giờ bạn không được nghe nói về IS nữa? Vì Nga tiêu diệt hết rồi ư?
Khi các bạn ngủ dậy, các bạn mở báo, đọc tin, cái các bạn đang đọc là của ai? Đấy chính là các kênh truyền thông của Phương Tây. Những kênh truyền thông lớn nhất của thế giới đều thuộc về phương Tây, đó là CNN, là BBC, là Times, là AP, là Reuters. Có nghĩa, bạn đâu có đọc được về hồi giáo từ trong lòng của nó, khi lúc này thống trị thế giới đâu phải là hồi giáo. Người Mỹ đã rút kinh nghiệm rất lớn về cuộc chiến tranh Việt Nam khi truyền thông đóng góp vai trò quan trọng trong cuộc chiến này (Để hiểu thêm điều này, các bạn vào facebook cá nhân của tôi đọc thêm về bài VUA QUANG TRUNG, TBT LÊ DUẨN, VÀ MẬU THÂN 1968. Đường link:https://mrnvdinh92.blogspot.com/2018/04/vua-quang-trung-tbt-le-duan-va-mau-than.html ). Chiến tranh Việt Nam đã có một vai trò quan trọng trong việc định hình thế giới hôm nay. Khi Internet và mạng xã hội phát triển, thì sự lợi hại của truyền thông trong công nghệ mới là điều cần phải đề cập. 


Phương Tây đã cho IS đi ra, vẽ nên IS ghê sợ, và Nga đã khôn khéo lợi dụng chính IS xấu xí để giương cao ngọn cờ chính nghĩa (chuyện, Mỹ cũng cần vũ khí hóa học để bắ Syria mà), Nga vào Syria, lấy cớ tấn công IS và bảo vệ luôn chính quyền Damacus. Phương Tây bị việt vị, và để IS chìm vào quên lãng. Sáng ngủ dậy, ta không còn thấy IS tràn ngập phương tiện truyền thông nữa.

//
Bây giờ tôi sẽ cho các bạn biết về một khuôn mặt khác của IS: Vì sao IS vẫn được ủng hộ? Chính bởi Lý tưởng của IS là điều mà người theo đạo Hồi mơ ước. Cái tên IS nghĩa là gì Islamic State – Nhà nước Hồi giáo. Mục tiêu tối hậu của IS là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia. Họ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Hồi Giáo. Tạo ra một vương quốc của riêng người Hồi Giáo, và sẵn sàng tạo nên một đế quốc rộng lớn chỉ riêng cho Hồi giáo, tiêu diệt các “dị giáo” khác, gợi về những vinh quang thịnh vượng của ngàn năm về trước, về một nền văn minh từng đứng đầu thế giới như Ottoman hay thời đại của Mohammand. Đấy là tham vọng vĩ đại của IS, là giấc mơ thầm kín của những người theo Đạo Hồi luôn nhớ về đế chế đã mất.
Khi đã có một tính chính thống, một lý tưởng, cùng với nguồn tiền dồi dào, họ có người theo về (đấy là lý do các bạn gặp những bài báo có các cô gái, chàng trai người Anh, người Đức bỏ cả gia đình văn minh để gia nhập IS). Từ nhân lực và vật lực, họ xây dựng nên những địa phương dưới trướng của họ. Địa phương ấy dành những gì tốt đẹp cho một hệ giáo phái họ tôn thờ, và tiêu diệt những hệ phái khác.
IS chỉ lớn lên từ trong “Mùa xuân Ả Rập” và “nội chiến Syria”., chứ thực sự, IS vốn được sinh ra sau sự sụp đổ của Tổng thống Saddam Hussein vào năm 2003. Các bạn đọc báo chắc không lạ gì cái cảnh IS chặt đầu con tin phương tây và hành quyết những người theo hệ hồi giáo Shia. Cùng là hồi giáo, tại sao lại giết nhau, vì IS là của dòng Hồi giáo Sunni, mà Sunni và Shia lại có mối “thâm hải huyết thù” (như đã nói ở mục 2.1).
Vào năm 2003 khi Hussein – người thủ lĩnh của hệ phái Sunni bị lật đổ, quyền lực của hệ phái này dồn cả vào tay hệ phái Shia, hệ phái này lại đàn áp chính hệ Sunni. Những người thuộc dòng Sunni còn lại trở thành đứa con rơi của chế độ. Hệ phái này lặng lẽ tập hợp với nhau, tiến hành khủng bố khắp nơi ở Iraq. Các bạn còn nhớ cái tên al-Zaqawi không? Đã có thời, cái tên này bị truy lùng chỉ sau Bin La Den. Bạn al-Zaqawi là thủ lĩnh đầu tiên của tiền thân IS, sau này al-Zaqawi bị tiêu diệt (tôi nhớ là bằng 2 con F16 của Mỹ). Tuy nhiên, dòng hồi giáo Sunni thì không mất, họ cơ cấu, kết hợp các nhóm du kích chống Mỹ lẻ tẻ. Cơ hội đến, cuộc nội chiến Syria nổ ra. “Trai cò cắn nhau, ngư ông đắc lợi”, khi quân nổi dậy và quân chính phủ đang đánh nhau chí chóe, khi Nga và Mỹ đang gườm nhau. Anh IS anh nổi lên, anh đánh một lèo nguyên biên giới Syria và Iraq, sở hữu cả một vùng đất rộng lớn và khủng bố cả thiên hạ. Điều mà nếu hòa bình thì anh ta sẽ không làm được.
Ngày 29/6/2014, ISI có một tân vương Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi, người sẽ đổi tên lãnh thổ của mình thành IS (Islamic State, Nhà nước Hồi giáo), tuyên bố đặt thủ đô ở Ar-Raqqah, Syria. IS ra đời, cái tên giờ trở thành sự sợ hãi cho cả thế giới vì những sự chặt đầu, nhưng nếu nói là Islamic State thì người ta sẽ biết tôn trọng hơn.
Tôi không có thông tin về kẻ đứng sau IS, kẻ đã tham mưu và bày chiến lược cho IS. Nhưng tôi đây phải là kẻ rất giỏi, rất thông minh, rất kiệt xuất một cách tàn ác. Khác với sự kiệt xuất của những người lãnh đạo Qatar, Ả Rập Saudi hay UAE. Đó là dùng dầu mỏ, nương theo Mỹ để vẫn giữ tôn giáo mà vẫn giàu màu. Cái khác của Trung Đông liên quan đến sự phân hóa và cả tham vọng. Tuy nhiên người tài Hồi giáo không thiếu. Người tạo nên IS không chỉ giỏi về quân sự khi bày chiến lược để giúp IS nắm một dải đất rộng lớn khi nội chiến Syria xảy ra, mà tạo nên một hệ thống tuyên truyền rộng rãi ở trên mạng xã hội, đồng thời còn làm kinh tế rất hay. Hầu như ngay cả chính phủ Syria, quân nổi dậy, Thổ Nhĩ Kỳ và có tin là cả Nga cũng làm ăn buôn bán dầu mỏ với vương quốc này. 2 triệu đô la huy động một ngày là những gì có về kinh tế của IS. Vượt trên sự tưởng tượng của các bạn về một quốc gia man rợ. IS còn có tòa án, cảnh sát, trường học và các tổ chức từ thiện. Ở các vùng tạm chiếm, IS còn làm được chính phủ đương thời. IS đã xây dựng chợ, đường, trường, trạm, bến xe… Khi Nga đưa quân vào Syria, bên cạnh việc bảo vệ chính quyền Damacus, thì còn không kích IS, và IS đã bị thất bại trên quy mô lớn. Lúc này, các chiến binh IS trở lại chiến thuật chiến tranh du kích, với các cuộc tấn công chết chóc gần như mỗi ngày vào lực lượng liên quân tại Iraq. Đấy là một cuộc chiến chưa tìm thấy hồi kết. Bởi vì: anh có thể giết họ, tiêu diệt đất nước họ nhưng không bao giờ tiêu diệt được niềm tin. Niềm tin hồi giáo ấy đã tồn tại được cả nghìn năm qua rồi.
Hôm nay nói về IS, bởi chưa chắc ngày mai IS không tìm về. Sự lớn mạnh của tôn giáo nào, sẽ đi cùng với sự xâm chiếm tôn giáo còn lại. Thế kỷ thứ 20, 21 văn minh phương Tây đã thắng thế. Chuyện “Mùa xuân Ả Rập” trở thành “Mùa đông chết chóc” hoặc “Mùa xuân hồi giáo cực đoan” như hôm nay ta thấy với các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Ai Cập, cùng hình ảnh điêu tàn của Syria, chính bởi người phương tây đã áp đặt suy nghĩ của họ vào trong tôn giáo Hồi Giáo, áp đặt văn hóa của họ vào trong lịch sử văn hóa người Hồi. Kết quả như hôm nay, đã chứng minh sự khác biệt về ý thức hệ có tính kế thừa hàng thế kỷ sẽ không phải được giải quyết chỉ bằng 2, 3 cuộc biểu tình.
Lời kết:
Hãy nhớ: Chúa không dạy chúng ta làm điều xấu. Nguyên thủy đẹp nhất của Hồi Giáo, Ki tô giáo hay Phật giáo đều mang cái đẹp như nhau, mang trí tuệ, và những phẩm chất lớn lao của một con người hướng đến chân, thiện mỹ.
Trên đời này không có gì xấu hoàn toàn, không có gì tốt hoàn toàn. Và Hồi Giáo không hề quá xấu như những gì bạn thấy ở trên truyền thông.
Tôi hy vọng rằng sau 3 loạt bài vừa qua, các bạn đã có được một bức tranh toàn vẹn về Trung Đông, Syria, và Hồi Giáo.
Hẹn các bạn ở những bài viết của tương lai !

Share:

TÌM KIẾM

ĐỒNG HỒ

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

  • SỐ LƯỢNG BÀI VIẾT
  • SỐ LƯỢNG BÌNH LUẬN
  • SỐ LƯỢNG NGƯỜI XEM

ĐANG GHÉ THĂM

Người theo dõi

Blog Archive