THANH TÙNG NGUYỄN
Mới nhìn tên bài ai cũng tưởng bài viết này mang một tư tưởng mê tín [1]dị đoan, nhưng thực chất nội dung trong bài chúng tôi xin trình bày mối liên hệ biện chứng, khoa học và có thật giữa các tư tưởng lớn. Để nhìn nhận sâu sát hơn nội dung vấn đề sẽ nêu, chúng ta phải bỏ định kiến đã có hạn hẹp về không gian, thời gian và cuộc sống mới thâm nhập được vào giáo lý đó, từ đó thấy được điểm khác biệt giữa các giáo lý với nhau. Ngày nay, nhiều nghi thức Tôn giáo, Phật giáo, triết học của Chủ nghĩa Mác đang phát triển theo hướng xa dần các tư tưởng căn bản giáo môn này mang mục đích riêng, Mác gọi đó là hình thức tôn giáo. Với hiểu biết còn rất hạn hẹp, xong để mọi người ít bị hình thức của các môn giáo trên dẫn dắt, chúng tôi xin nêu một số tổng quan, khái lược các môn giáo này và mối quan hệ với chúng, theo thế giới quan rộng đến hẹp, từ tổng quát đến cụ thể.
Mục đích của Phật giáo cũng như tất cả các tôn giáo, triết học và khoa học cũng nhằm giải thích các hiện tượng của thiên nhiên, vũ trụ và sự sống con người. Trong những thắc mắc đó, câu hỏi đầu tiên của khoa học, triết học, tôn giáo qua nhiều thế hệ vẫn là: con người từ đâu đến, sau khi chết đi về đâu? Vũ trụ hình thành như thế nào? Vật chất có trước hay ý thức có trước; Trong vũ trụ có phải chỉ có nhiều thế giới khác không hay địa cầu là duy nhất không? Quy luật, nguyên lý, nguyên tắc cấu tạo của vũ trụ này là gì? Vạn vật biến đổi theo nguyên lý nào?
Ta hãy tìm hiểu từ Phật giáo, vì giáo lý nhà Phật là bao trùm tất cả không gian, thời gian và pháp giới. không phải bậc thần linh kỳ bí nào, mà chỉ Người thầy giác ngộ mang giáo lý để giáo dục chúng sinh con đường phá mê, khai ngộ, thành Phật, Thành Bồ tát. Giáo lý Nhà Phật rất cao, rất rộng, không phải chỉ do hiểu không mà có được mà phải có hành, giải tương ứng. Cho nên chỉ người có tu mới có chứng, có ngộ được giáo lý vi diệu đó. Vì thế, trong các kệ khai Kinh, các Đại đức xưa thường tán thán Phật “Bậc đại giác ngộ, bậc thầy trời người, bậc khéo giáo hóa, bậc cứu độ đời”. Nên phật giáo là nền giáo dục viên mãn nhất, độ khắp vạn vật chúng sinh trong khắp hư không pháp giới tức vũ trụ này để thành Phật. Do đó câu đầu trong Tứ Hoàng thệ nguyện của Phật là: ”Chúng sinh vô biên thề nguyên độ”.
I . Những điều Phật dạy về vũ trụ, nhân quả, con người và 10 Pháp giới sau khi chết.
1. Phật giảng về Vũ trụ [2]: Phật dạy hư không pháp giới này chỉ gồm hai pháp giới: (1) nhất chân pháp giới và (2) thập pháp giới do tâm Phật và tâm chúng sinh biến hiện ra. Trong Kinh Hoa nghiêm viết:10 pháp giới y chánh trang nghiêm, duy tâm sở hiện (hiện nhất chân pháp giới); duy thức sở biến ( biến ra thập Pháp giới).
Nhất chân pháp giới là thế giới của tự tánh chúng ta, của Chư phật, Chư Bồ tát từ đẳng giác trở lên. Thập pháp giới lại chia thành 10 pháp giới khác nhau: là thế giới tứ thánh quả vị từ Phật [3], Bồ tát, Thánh Văn, Duyên Giác và Lục đạo luân hồi: Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục từ cao trở xuống thấp. Trong mỗi cõi của Thập pháp giới lại có vô số cảnh riêng của từng cảnh. Ví dụ: cảnh trời có 28 tầng từ: Trời dục giới, sắc giới, vô sắc giới; cảnh người có: đế vương, trưởng giả, bần hàn; súc sinh có: chó, mèo, chim cá, ruồi muỗi v.v...; Địa ngục có: 10 cửa và 28 tầng: Thập đại diêm vương và A tỳ địa ngục, Vô gián địa ngục vv...
Phật nói, khởi nguồn của sinh vật và vũ trụ là tự tánh. Cảnh giới trong vũ trụ này hết thảy đều từ tự tánh [4] biến hiện ra, nên gọi là “Duy Tâm sở hiện”. Vật hữu tình có Phật tánh, vật vô tình (thực vật, khoáng vật) có Pháp tánh. Tự tánh của tất cả chúng sinh [5] tạo ra vũ trụ, thiên hà, đại thiên hà vv.. Tự tánh chúng sinh đồng một bản thể, tự tánh không có tướng. Hoàn cảnh tự nhiên trên trái đất như: lũ lụt, thiên tai, bão tố, động đất, nóng, lạnh do cộng nghiệp [6] chúng sinh (chủ yếu con người) đang sống trên địa cầu này tạo ra, tức là do tâm ý thức của chúng sinh quyết định. Vì thế nhà Phật nói “Duy thức sở biến” là ở chỗ này.
2. Tự Tánh là gì: trong thân mỗi người chúng ta (tất cả chung sinh hữu tình) đều có phật tánh, khi bị mê, Phật gọi là thần thức (hay theo tôn giáo khác là linh hồn). Trong chúng sinh vô tình như thực vật, khoáng vật có Pháp tánh. Phật tánh, Pháp tánh đều là Tánh. Tánh mang nhiều nội dungsâu, rộng, nhưng tánh đơn giản nhất, nói chung ta thường thấy trong tất cả chúng sinh (hữu tình và vô tình [7]) là: kiến, văn, giác, tri (tạm dịch là tính thấy, tính nghe, tính xúc giác, tính biết). Ở các loài khác nhau, kiến, văn, giác, tri có các mức độ rõ ràng và mờ nhạt khác nhau. Tâm con người càng thanh tịnh [8] bao nhiêu, kiến, văn, giác, tri của con người càng lớn bấy nhiêu. Khi một người tu đến mức rất cao, đại định họ có thần thông xuất hiện, trong nhà Phật hay nói xuất hiện thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông vv...Họ sẽ nhìn thấy, nghe thấy tiếng người âm (cõi ngạ quỷ) [9]. Tính nhìn mới giúp cho con người nhìn thấy cảnh vật, còn mắt chỉ là cơ quan truyền đạt tín hiệu mà thôi. Điều này trong thực tế được minh chứng rất nhiều do những người chết lâm sàng rồi sống lại kể: khi thần thức của họ ra khỏi cơ thể, họ nhìn thấy tất cả mọi người xung quanh đang xem họ, cấp cứu thân xác họ, điều này khẳng định sự biết vẫn còn nguyên khi hồn lìa khỏi xác.
3.Phật giảng về cấu tạo con người (kể cả các loài vật hữu tình): con người gồm 2 phần tâm thức [10] và thể xác hợp thành (tôn giáo khác thường gọi là linh hồn và thể xác). Thể xác tuân theo quy luật vạn vật là: thành, trụ, hoại, không, nên thân thể có: sinh, lão, bệnh, tử; còn tâm thức không bao giờ mất đi chỉ biến đổi trong mê và ngộ ở mức độ khác nhau. Tâm thức còn trong thể xác thì cơ thể còn sống, tâm thức ra khỏi thể xác thì cơ thể phân hủy, cơ thể chết. Sau khi thể xác chết rồi, tâm thức (linh hồn) lại đi tìm một cái thân khác [11]để trú ngụ hay đầu thai lại làm người, tùy theo nghiệp lực dẫn dắt. Người làm nhiều điều ác, sinh vào 3 đường ác: địa ngục, ngả quỷ, súc sinh. Người làm nhiều điều thiện (tu thập thiện nghiệp đạo) sinh về 3 cõi: người, quỷ thần, trời [12]. Về sáu cõi này thân, tâm vẫn có sinh, có tử: nên trong phật pháp gọi là 6 cõi “sinh tử luân hồi”, tuy nhiên đáng sợ nhất là 3 đường ác nêu trên.
Nếu người nào còn biết tu pháp Tứ diệu đế thành Thanh văn (ALahán), còn biết tu pháp Thập nhị nhân duyên thành Duyên giác (Bích Chi Phật), tu lục độ Balamật thành quả vị Bồ tát. Đây gọi là 3 quả vị thánh, đưa thần thức thoát khỏi sinh tử luân hồi. Hai quả vị đầu gọi là tu tiểu thừa, quả vị Bồ Tát gọi là phép tu đại thừa viên mãn. Phật khuyến tấn chúng sinh phát tâm đại bi rộng lớn cứu độ chúng sinh trong các cõi ra khỏi sinh tử luân hồi để đạt quả vị Bồ tát [13].
Bồ tát tu đạt Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Lúc này, chúng ta đã quay trở lại với tự tánh [14] trong chính chúng ta. Phật nói “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” là ở lý này. Khác hẳn với các tôn giáo khác, chỉ tôn vinh một vị thần linh bậc nhất của tôn giáo đó [15], trong khi Phật giáo chỉ ra ai cũng có thể thành Phật [16].
4. Phật giảng quy luật của vũ trụ: Phật nói “Vạn Pháp giai không, nhân quả bất không”. Do đó, theo nhà Phật mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều do nhân duyên sinh ra không có thực thể ban đầu nên gọi đó là không và chỉ có duy nhất luật Nhân quả bất không. Trong vũ trụ ngoài cái thật ta trường tồn, có một điều luôn tồn tại là luật Nhân quả. Từ quy luật này, Phật giảng cho sinh hiểu rõ nhân quả, theo đó mà tu hành, không cầu xin ở các Ngài (các Chư Phật, Chư Bồ Tát) mà cũng được như ý, đó là theo đạo lý gieo nhân nào gặt quả ấy mà thôi. Phật từ trong cuộc sống con người mà giác ngộ, nên rất thấu hiểu chúng sinh hiện nay đang mong cầu những gì? đó là: cầu tiền tài; cầu có sức khỏe và sống lâu; cầu có trí tuệ; cầu giải thoát sau khi chết. Phật từ bi, theo nhân quả chỉ ra 4 quy luật bất di bất dịch của vận vật vũ trụ: (1) Muốn giàu, có địa vị (có tài lộc) phải biết bố thí tài; (2) muốn khỏe mạnh sống lâu phải bố thí vô úy (phóng sinh và ăn chay); (3) muốn thông minh, chí huệ phải bố thí phật pháp (đem phật pháp giảng cho mọi người); (4) muốn thành Phật phải chuyên tâm niệm AdiđàPhật. Trong các Kinh thường có những câu chuyện cổ, Phật kể về hiện báo, hậu báo của luật nhân quả này. Cho nên cổ nhân,Đại Đức xưa đã tổng kết: nhân duyên quả báo tơ hào không sai. Giống như là người trồng dưa thì thu đượcdưa, người trồng đậu thu được đậu, đó là đạo lý. Chúng sinh tạo nhân tốt, khi gặp duyên sẽ nhận quả tốt và ngược lại chúng sinh tạo nhân ác, khi gặp duyên sẽ nhậnđược quả ác, chỉ có điều sớm hay muộn mà thôi - đó là chân lý nhất định. Tuy nhiên ta cũng phải biết Luật Nhân-quả thông suốt 3 đời, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu quả nhận ngay trong đời này gọi là quả hiện báo, nếu đời sau nhận gọi là quả hậu báo. Đây là quy luật tổng quát nhất của vạn vật, vũ trụ mà không chỉ có Phật giáo, mà cả triết học và các tôn giáo khác cũng chỉ ra. Tuy nhiên, các tôn giáo, triết học, khoa học mới chỉ nói được quy luật nhân quả trong phạm vi nhỏ bé của nghiên cứu, hay đạo lý của tôn giáo mình.
5. Về nhân duyên gia đình, xã hội: Vợ chồng, con cái, đồng nghiệp đến với nhau đều quy về 4 nhân duyên: đền ơn, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Con hiếu dưỡng, chăm sóc cha mẹ là đền ơn; con thường xuyên nuôi nấng, cúng dường tiền cho cha mẹ là trả nợ; con tiêu tiền của cha mẹ là đòi nợ, con ngược đãi cha mẹ là báo oán.
6. Về quan điểm Thiện– Ác trong Phật giáo, Khổng giáo:
+ Khổng tử nói về người tốt và người xấu: người được mọi người yêu thích chưa hẳn là người tốt; người bị mọi người ghét bỏ chưa hẳn là người xấu; Người được người tốt quý, người xấu ghét là người tốt; người được người xấu quý, người tốt ghét là người xấu.
+ Phật nói về hành động thiện và hành động ác. Hành động (từ ý nghĩ đến lời nói và việc làm) đều xuất phát từ lợi ích cho đại đa số chúng sinh là việc làm thiện; ngược lại hành động chỉ vì mình là ác. Còn nếu vì mình mà tổn hại đại đa số chúng sinh là đại ác. Các đại đức cũng nói đạo lý trên như sau: chỉ có đạo lý lợi người thì lợi mình, hại người tất hại mình. Đạo lý hại người lợi mình là giả và không có thật, vì hưởng rất ngắn, chẳng qua chưa kịp nhận quả mà thôi.
7. Về nghiệp lực: những ý nghĩ, hành động, lời nói của chúng ta hàng ngày tạo ra nghiệp nhân của thân, khẩu, ý. Các sự việc lành, dữ ta sẽ nhận là quả báo hay nghiệp báo. Cảm giác vui, buồn, đau khổ, sợ hãi vv... gọi là thọ báo. Tạo nghiệp ác, nhận quả báo ác, tạo nghiệp thiện, nhận quả báo thiện [17] là chân lý. Nghiệp có quá khứ đã tạo và hiện tại đang tạo. Nghiệp do thân, khẩu,ý tạo nên, quả báo cũng theo đó mà hưởng. Nghiệp ác của ý là tham, sân, si, mạn ( kiêu mạn) nghi, đối kỵ, ích kỷ, tự tư, tự lợi thì quả báo là 3 đường ác. Quả báo tâm tham là ngạ quỷ, quả báo của tâm sân hận, thù địch là địa ngục, quả báo của tâm si mê [18] (không hiểu gì phật pháp) là súc sinh. Tạo nghiệp thiện thì ngược lại không tham không sân, không si v...v... sẽ về cõi người, quỷ thần, trời.
8. Phương pháp giải nghiệp: giải nghiệp thường phải có tâm hổ thẹn và lòng sám hối, quyết không tái phạm. Nghiệp của chúng sinh do thân, khẩu, ý sinh ra. Nghiệp kết tập nhiều đời, nhiều kiếp thành khối nghiệp khổng lồ. Làm thế nào để sám trừ nghiệp trướng? có nhiều cách, xong cách dễ nhất chỉ cần chuyên tâm niệm câu "Nam mô A di đà phật" thường xuyên chân thành, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn giải được 80 ức [19] kiếp nghiệp sinh tử trọng tội. Lợi lạc to lớn hơn của Pháp môn Niệm Phật (tức pháp môn Tịnh độ) là khi lâm chung, nếu niệm được 1 đến 10 niệm, nhất tâm bất loạn, Phật ADIĐÀ cùng Ngài QUAN THẾ ÂM và ĐẠI THẾ CHÍ cùng Chư Thiên hiện ra, đón người đó về cõi Cực lạc của đức Phật Adiađà [20] theo đúng 48 đại nguyện của Phật Adiđà [21].
9. Tu hành là gì: tu hành không phải cắt tóc vào chùa [22] mà tu hành là tu sửa hành vi sai quấy của mình để quay lại với tự tánh vốn có tức Phật tánh của tất cả chúng sinh. Tu hành có 4 loại: tâm xuất gia, thân cũng xuất gia (người xuất gia chân chính); thân xuất gia, tâm không xuất gia (là tà sư); thân không xuất gia,tâm xuất gia (cư sỹ tại gia); thân không xuất gia, tâm không xuất gia (người phàm). Hiện nay có khoảng 10 Tông môn khác nhau, nhưng quy tụ về 3 môn phái chính của Phật giáo: là Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông.
II. Phật giáo, các tôn giáo khác và huyền học:
1. Phật giáo: Chữ “Phật” trong tiếng Phạn là chỉ người đại giác ngộ. Đại giác ngộ chỉ những người thấu hiểu tất cả, thông suốt,tường tận chân lý của vạn vật trong vũ trụ và nhân sinh. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Đại định 49 ngày đã khai mở trí huệ, nhờ đó ngài có năng lực siêu việt, đại ngộ đã thấu suốt tất cả chân tướng, nguyên lý, nguyên tắc trong vũ trụ,nhân sinh. Vũ trụ mà Phật nói đến tận hư không (rộng lớn hơn đại thiên hà) và tất cả cảnh giới hiện đang tồn tại quanh môi trường ta đang sống (phật, trời, người, thần, quỷ, ma, súc sinh, địa ngục vv...) mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Trong 49 năm thuyết Pháp, Phật mang những cảnh giới trên giới thiệu tường tận cho các đệ tử, chúng ta biết được những điều này thông qua Kinh của Phật. Phật giáo, thực chất là nền giáo dục viên mãn, giúp con người cách phá mê, khai ngộ, thoát ly sinh tử, lìa khổ, được vui, trường tồn vĩnh viễn. Phật giáo không mê tín [23], nhưng do một số người truyền đạt lại tư tưởng Đạo Phật không đầy đủ, tường tận, dẫn con người đến hành động mê lầm không tu dưỡng mà chỉ cầu xin cúng bái. Phật giáo không phải tôn giáo, Phật không bảo mọi người cầu xin ở Phật, ở Bồ tát mà tin vào giáo lý của Phật thuyết ra [24], để hiện thực nó trong cuộc sống, sẽ được an vui, hạnh phúc mãi mãi. Do đâu có được điều này, Phật nói do chúng ta đang sống theo quy luật tự nhiên mà có. Tu hành là cầu tự tánh của chính mình, của vũ trụ nên tâm hành giả tương ứng [25] với Tâm Phật, Tâm Bồ tát mọi sự cầu này chắc chắn phải linh.
2. Kito Giáo: Giêsu –Kito ra đời khoảng đầu công nguyên. Năm 30 tuổi, ông bỏ nhà ra đi truyền bá những tư tưởng của mình về một tôn giáo mới 3 năm khác với Do Thái giáo. Sau khi ông qua đời, Kito giáo được hình thành. Theo Kito giáo: Thiên Chúa là đấng tối cao, sáng tạo ra vũ trụ, trời đất, muôn loài có cả con người. Thiên Chúa là người có quyền năng, xếp sắp, vận hành trật tự trong vũ trụ và muôn loài. Con người do Thiên chúa tạo ra có: thể xác do vật chất tạo nên và linh hồn là yếu tố thiêng liêng vô hình. Linh hồn có chức năng tạo ra chí tuệ và quyền lựa chọn tự do của con người. Chúa trời cho Giêsu con một của mình xuống chuộc tội với loài người.
- Kinh thánh gồm hai phần: cựu ước vàTân ước.
- Các điều răn dạy: thờ phụng và kính yêu Thiên chúa; thảo kính cha mẹ; tôn trọng sự sống và không giết người; sống trong sạch không trộm cắp tà dâm; sống công bằng; không nói dối; không tham của người.
3. Hồi giáo: tin tưởng Thánh –Ala là thượng đế duy nhất, kiến tạo và điều khiển mọi sự sinh tồn; Thánh Ala đã chiến thắng và chính phục mọi thần linh khác nêntoàn bộ sức mạnh tập trung ở Thánh – Ala. Môhamét được coi là sứ giả của Thánh–Ala và sứ giả anh minh nhất, vĩ đại nhất của các sứ giả. Quan niệm sau khi chết về các cõi thiên thần và ác quỷ, thiên đường và địa ngục. Tu hành có: cầu nguyện, ăn chay theo tháng, cầu nguyện và bố thí để có cuộc sống tương lai nơi thiên đàng, con người mới có căn nhà lưu lại mãi mãi.
Kinh thánh: Kinh Coran
4. Huyền học là gì: nhiều người ngày nay tưởng huyền học là một môn do Phật để lại, vì Phật để lại 84.000 Pháp môn, nhưng không phải. Huyền học là một học cơ cở lý luận do quan sát các hiện tượng của thiên văn, thời tiết, lịch học, nhân học, số học nên lý luận rất sâu xa, huyền diệu như: thuyết âm dương, ngũ hành,chiêm tinh học, tử vi, tướng số, trạch cát, quẻ hào và 12 con giáp, ngày giờ tốt xấu. Đây là lý thuyết do các bậc thánh nhân để lại, lý luận chuyên sâu, tin tưởng thực hành, không cần minh chứng nó coi như định đề hay giả thuyết của toán học,vật lý vv.. Có lẽ nền tảng huyền học là thuật toán, thuật số của các nhà bác học cổ đưa ra. Mục tiêu của nó xây dựng cơ sở cho khoa học dự báo tốt xấu về vận mệnh quốc gia, con người, về thời tiết, về ngày giời, đất cát vv.. Ngày nay một số chùa mang cả nội dung này vào thực hiện trong chùa.
5. Hình thức Phật giáo là gì: Ngày nay nhiều thầy tu xa rời nhiệm vụ của người xuất gia là mang giáo lý nhà Phật giảng dạy cho chúng sinh. Đồng thời phải thường xuyên tu tập đạo hạnh của chính mình để làm gương như Phật, Bồ tát và thiện tri thức. Một số nơi xem nhẹ nhiệm vụ trên, lại sa đà vào xem bói toán, cúng sớ dâng sao giải hạn, xem phong thủy, xem ngày giờ tốt xấu, nhà của đất cát, tâm linh, là công việc của các thầy địa lý, thầy tử vi, thầy cúng, thầy bói. Do đó để chúng sinh đời sau mê lầm coi đó cũng là pháp phật để lại, dẫn chúng sinh không tu hành chỉ thích cầu xin, nên lạc vào con đường ngoại đạo [26].
6. Phật giáo khác với tôn giáo khác ở chỗ nào: Phật giáo là sư đạo, Phật là bậc thầy, chỉ cho chúng sinh hiểu rõ nhân quả, từ đó chỉ ra con đường tu để thành Phật, thành Bồ tát cứu độ chúng sinh đang mê mờ, do không hiểu rõ chân tướng sự thật. Phật giáo là hướng nội, tự tu sửa suy nghĩ, lời nói và hành động để cải tạo cuộc sống và vận mệnh hiện tại, do tu là chuyển nghiệp. Nói xa hơn, quốc gia tu cũng cải tạo vận mệnh quốc gia vì đây là cộng nghiệp. Viên mãn nhất là tu thì thoát khỏi sinh tử luân hồi và thành Bồ tát, thành Phật. Trong khi đó, phần lớn các tôn giáo khác chỉ khuyên con người hãy đặt lòng tin vào một Đấng tối cao là Thượng đế, Ngài tạo nên tất cả vũ trụ và con người. Ngài đã an bài tất cả cho chúng ta, nên khuyên chúng ta hãy cam chịu số mệnh [27] và sống theo lời dạy của ngài để sau khi chết lên thiên đàng [28]. Còn huyền học là môn khoa học dự báo cổ nên nó cũng có mức độ chính xác theo kiểu xác suất, kết quả phụ thuộc thầy tìm lời giải cho bài toán. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của môn huyền học là không tìm được làm thế nào cải tạo được vận mệnh cho chính mình vì không biết nguyên nhân. ĐạoPhật sẵn sàng cho một lời giải rất mỹ mãn “Tu là chuyển nghiệp – tâm tưởng sự thành”.
III. Triết học, khoa học hiện đại đang làm sáng tỏ được một số điều Phật đã nói:
Phật là người Đại triệt, đại ngộ, Minh tâm, Kiến tánh, nên nhìn thấy tất cả các thế giới trong vũ trụ rộng lớn nhờ nhập Đại định [29], thấy bằng lục thông bằng phật nhãn - tức tâm thức, không phải thấy bằng mắt thường và tâm ý thức[30] của chúng sinh hữu tình.
Trong khi đó, các nhà triết học, một phần có nghiên cứu kinh sách, tôn giáo cổ, một phần tư duy, dùng tâm ý thức tưởng tượng ra, xây dựng nên giáo lý, do đó những giáo lý này có một số nội dung tương đồng, nhưng không thể giải thích được tại sao.
1. Khoa học hiện tại đang làm sáng tỏ một điều Phật đã nói:
Phật nói: Nhất chân pháp giới đồng một bản thể; Mười pháp giới y chánh trang nghiêm, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến;
Mác nói: trước khi thế giới là một thể thống nhất, thì trước hết thế giới phải tồn tại đã. Tính thống nhất của thế giới bởi tính vật chất của nó[31]. Sản phẩm cao nhất của vật chất, tức trí tuệ con người [32]; “hiện tượng có vô vàn thế giới trong không gian vô tận” bắt buộc phải thừa nhận là tất yếu.[33]
Phật nói: không gian vô cùng không bờ mé, thời gian là vô tận.
Mác nói: “vấn đề tự nó được giải quyết rõ ràng. cái vĩnh cửu trong thời gian, cái vô tận trong không gian, điều đó đã rõ ráng ngay từ đầu và theo ý nghĩa trực tiếp của các từ ấy” [34].
Phật nói: chung sinh hữu tình gồm có thân xác (do đất, nước, gió, lửa) và thần thức tạo nên. linh hồn còn cơ thể sống, linh hồn ra khỏi, cơt hể chết.
Mác nói: sự sống, sự trao đổi chất diễn ra thông qua dinh dưỡng và bài tiết là mộtquá trình tự lực thực hiện, một quá trình vốn có bên trong bẩm sinh của chất tiêu biểu của nó là abumin, mà không có nó thì chất abumin không thể tồn tại được.Định nghĩa của chúng tôi về sự sống, còn xa mới có thể bao gồm tất cả hiện tượng của cuộc sống, mà trái lại định nghĩa chỉ có giới hạn chung nhất và đơn giản nhất.[35]
Phật nói: Thần thức (linh hồn) của chúng sinh không mất đi mà chỉ đầu luân hồi trong 6 cõi, hoặc nhập vào đường tứ thánh.
Mác nói: Nếu như một ngày kia, nó phải hủy diệt cái tinh thần đang tư duy, thì nó lại phải tất yếu tái sinh cái tinh thần đó ở một nơi khác và trong khoảng thời gian khác.[36]
Phật nói: vạn vật có: thành, trụ, hoại không; có sinh, ắt có diệt.
Mác nói: triết học Hy lạp cho rằng toàn bộ giới tự nhiên từ hạt cát cho đến mặt trời, từ sinh vật nguyên thủy cho đến con người nằm trong tình trạng không ngừng sinh, đang vận động và diệt vong ...chỉ có chỗ khác nhau cơ bản là người Hy lạp dùng trực giác thiên tài, chúng ta là một công trình nghiên cứu khoa học chặt chẽ.[37]
Phật dạy: “tâm tham đọa ngạ quỷ, tâm sân đọa địa ngục, tâm sy đọa súc sinh”. Người ngày nay chết hay làm quỷ nhất vì có tâm tham quá lớn. Cõi ngạ quỷ ta thường hay gọi là ma hay người âm. Hiện tượng gọi hồn, lên đồng là do hồn ma mượn xác người sống làm phương tiện giao tiếp với người đang sống.
Mác viết : “Xuên - nơ đã phát hiện rất nhiều về chiều thứ tư của không gian; ông đã phát hiện rằng có nhiều sự vật, không thể có trong không gian ba chiều, thì trở thành một sự tất nhiên trong một không gian bốn chiều...Tóm lại những phép lạ trong không gian bốn chiều đều được hồn ma hoàn thành dễ như chơi...Nhưng nếu chúng ta giả thiết rằng những bản thông báo ấy phản ánh một cách trung thành kết quả thí nghiệm của Xuên – nơ, thì hiển nhiên là nó mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong thần linh học cũng như trong toán học. Các hồn ma đã chứng minh rằng có chiều thứ tư của không gian, cũng như chiều thứ tư đảm bảo rằng có hồn ma.[38]”
Phật nói: Vũ trụ có núi Tu di và xung quang núi Tu di có 4 châu, trái đất của chúng ta là Nam thiện bội châu
Khoa học chứng minh: Vũ trụ có hố đen siêu vật chất nằm giữa các dải thiên hà mà mắt thường không nhìn thấy do sự hấp thụ ánh sáng của hố đen;
Phật nói: vi trần là những hạt rất nhỏ của trần thế, trong nước có trùng.
Khoa học chứng minh: khoa học chứng minh trong vật chất có điện tử, photong, hạt của chúa rất nhỏ. Khoa học thế kỷ 19 sau khi chế tạo ra kinh hiển vi xem thấy trong nước có rất nhiều vi trùng.
Phật nói: trong cơ thể người một satna [39] có 60 cái sinh diệt.
Khoa học chứng minh: trong cơ thể người một giây có hàng nghìn tế bào già chết đi và thay vào đó có tế bào mới ra đời, mắt thường không thấy được.
2. Giải thích một số hiện tượng nhạy cảm bằng kiến thức Phật học:
- Hiện tượng gọi hồn, tìm mộ dựa trên cơ sở nào:
Đa số người chết thành ma (ngả quỷ), đây là một hình thức tồn tại của thần thức (linh hồn) tồn tại quanh ta, rất gần gũi với cõi người, vì trên cùng địa cầu này. Vì chúng sinh dạng này không có thân xác vật thể như chúng ta, nhưng một số hồn ma rất muốn giao lưu với người thân để trao đổi thông tin. Do đó họ rất muốn mượn thân xác của ai đó để nói ra mong muốn của mình vì lúc sống chưa kịp nói ra. Những người có thần thức yếu dễ bị ma nhập thân, đẩy thần thức mình ra để mượn thân [40] làm việc nêu trên. Trong khi nhập, chủ nhân không biết được gì, sau khi linh hồn thoát ra, cơ thể dần dần tỉnh lại. Một số người có khả năng cho hồn nhập thường xuyên; một số dạng khác lại có khả năng nghe được tiếng người âm, nhìn thấy người âm ban đêm; một số khác lại bịa đặt, đóng giả như người âm nhập như thật để kiếm tiền.
-Tại sao ta không nhìn thấy, sờ thấy người âm (hoặc người cõi khác, trừ cõi súc sinh).
Theo thuyết tương đối hẹp của Anh Xơ Tanh trong vụ trụ: khi một vật chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng (300.000.000 mét/giây) thì: thể tích nhỏ lại và bằng không [41], khối lượng bằng không khí (V = C) do đó ta không thể nhìn thấy và sờ thấy họ.
Một lý thuyết nữa Mác đã nói, đó là họ đang tồn tại trong không gian nhiều chiều hơn chúng ta. Khoa học hiện đại ngày nay đã chứng minh trong vũ trụ, không gian có đến 11 chiều [42]. Nhà toán học nổi tiếng Gausơ người Đức, đã bác bỏ nghiên cứu toán học trong không gian 3 chiều, mà đưa ra lý thuyết không gian đa chiều trong toán từ thế kỷ18. Như vậy mỗi cõi hoạt động trong gian duy thứ khác nhau (có số lượng chiều khác nhau), nên không thấy hết nhau. Chỉ có Phật ở không gian cao nhất, thời gian bằng không, thấy tất cả.
- Các Alahán lại nhìn thấy 500 đời trước của mình nhờ khả năng gì: vì họ có khả năng chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng, nên di chuyển ngược trục thời gian thì sẽ nhìn thấy các đời quá khứ của mình.
-Tại sao một số người có thuật thôi miên, có linh cảm rất nóng ruột khi người thân bị nạn?
Một số người có khả năng phát sóng tâm mạnh hơn, có thể khống chế thần kinh người khác thực hiện theo ý định của mình. Khi một người bị nạn, trong tâm của họ thường phát ra một thứ sóng tâm (hiểu như sóng điện từ), tác động lên tâm người thân theo nguyên tắc đồng thanh tương ứng (cần ai thì người đó cảm ứng) gây ra cho người thân cảm giác bồn chồn nóng ruột.
- Tại sao một số người cõi trời (thần chất), cõi Tây phương Cực lạc (thánh chất), một số Pháp sư Tây tạng [43] có khả năng biến hiện ra vật chất từ hư không có hình như thức ăn, nhà cửa.
Khoa học lượng tử đã chứng minh, vật chất có hai thuộc tính sóng và hạt. Khi chuyển đổi từ hạt sang sóng (như phản ứng nguyên tử) giải phóng năng lượng cực lớn, vậy khi biến từ sóng (sóng tâm) sang vật chất là một quá trình biến năng lượng thành vật chất. Tuy nhiên khả năng này chỉ có những người trời, có năng lực cao, tạo sóng tâm lớn mới có khả năng biến năng lượng thành vật chất như ý.
Cầu Phật linh ứng do đâu: Ngạn ngữ có câu “Phật ở muôn chung, hữu cầu tất ứng”. Tuy nhiên Cầu Phật phải đúng lý, đúng pháp sẽ linh ứng. Như trên đã nói Phật dạy chúng ta hành theo quy luật của tự nhiên, không cầu xin ở các Ngài. Vì muốn có quả chúng ta đã gieo nhân, các ngài không làm thay được. Khi nhân thiện nhiều, các Ngài tạo duyên thì rất dễ thành quả thiện. Vì thế một số người cầu rất dễ ứng, một số người cầu không linh, do cầu cho tự tư tự lợi, hoặc gieo nhân ít. Ngoài ra còn một số vị Phật, Bồ tát có những lời nguyện riêng như Ngài Quán thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn, khi chúng sinh gặp nạn: nước, lửa, tai nạn xe cộ, thú dữ, Phụ nữ thai sản khó cầu tên Ngài NA MÔ QUAN THÊ ÂM BÔ TÁT, Ngài ra tay cứu vớt ngay (gặp linh ứng kỳ diệu), đó là sự thật. Nhưng linh ứng nhất câu NA MÔ ADIĐÀ PHẬT niệm câu này thì 10 thế giới chư Phật đồng hộ niệm, trong đó có cả ngài Quán Thế âm Bồ tát – thị vệ của Phật ADIĐÀ. Có những người nhờ niệm phật khỏi bệnh ung thư, hiểm nghèo là do: (1) niệm Phật giải được nghiệp trướng, trong khi bệnh nan ý do nghiệp tạo nên; (2) các ngài tạo duyên để ta gặp thầy, gặp thuốc; (2) các ngài phát trường sóng tâm, ta thu được khi niệm tên Ngài. Như trên đã nói, sóng này mang năng lượng cực lớn, có tác dụng phục hồi tế bào gốc, nên có khả năng chữa bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo. Nếu ta càng tin, sóng thu được càng mạnh, giống như ta bắt được đúng sóng đài truyền hình, nếu không tin, sóng có nhiễu, hiệu quả kém.
Còn rất nhiều điều của vũ trụ và tự nhiên, con người rất dễ giải thích nếu chúng ta tường tận giáo lý Nhà Phật, từ đó không còn hành động mê tín dị đoan, không thấy những hiện tượng nhạy cảm trên là huyền bí./.
======
Chú thích:
[1] Tin nhưng không hiểu tường tận nó, cứ mơ hồ tin theo.
[2] Không gian không bờ mé gọi là vũ, thời gian không cùng tận gọi là trụ.
[3] Phậtcủa Tạng giáo, tương đương Bồ tát của Pháp môn khác.
[4] Tánh là thể của Tâm, tâm là dụng của tánh.
[5] Chúng ( nhiều) duyên sinh ra gọi là chúng sinh.
[6] Nghiệplực là kết quả vũ trụ trả lại khi chúng ta tạo tác ra do một hành động do thân,khẩu ý của chính mình theo luật nhân quả.
[7] Các nhà khoa học đã chứng minh ở thực vật vàkhoáng vật đều có khả năng nghe, nhìn.
[8] Các tánh Phật: Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng,Chánh giác, Từ bi.
[9] Nhiều nhà ngoại cảm có khả năng này.
[10] Chính là tự tánh đã mê mờ do tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sinh ra.
[11] Thườnglà thân ngả quỷ, địa ngục thập đại địa ngục, súc sinh hay về cõi quỷ thần (thầnlinh), cõi trời 28 tầng.
[12] Trời cung có đến 28 tầng trời khác nhau do công đức tu hành của mọi người khácnhau.
[13] Bồtát Viên giáo có 41 phẩm vị khác nhau do công đức tu hành.
[14] Phật tánh có nhiều, nhưng cơ bản nhất thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, Từ bi
[15] Ví như các vị Chúa,Thánh, Thần,...
[16] Trong Phật Danh Kinh có 12000 vị Phật, thực tế còn nhiều hơn.
[17] Ví dụ: những người yêu thích, ca ngợi chủnghĩa cá nhân, quả báo là địa ngục; nhữngngười yêu, ca ngợi, hành động vì chủ nghĩa xã hội sẽ sinh lên cõi trời sau khichết.
[18] Những nhà khoa học không tin Phật pháp cũng vẫn gọi là sy mê.
[19] Ức là tỷ, kiếp là vô số đời ( một vòng sinh tử).
[20] Hiện Phật Adidà đang thuyết Pháp ở cõi Tây Phương Cực lạc.
[21] Đây gọi là hiện tượng vãng sinh tịnh độ.
[22] Đây gọi là người xuất gia, chứ không phải người đi tu.
[23] Mê tín là niềm tin không có giáo lý, không được kiểm nghiệm.
[24] Y Pháp bất Y nhân
[25] Thuyết đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
[26] Ngoại đạo là hướng ra ngoài cầu xin không tu tập chính mình để thay nhân đổi quả.
[27] Đây mới là những tôn giáo mê tín.
[28] Theo giáo lý Nhà Phật, người trời sống rất lâu nhưng chết vẫn đọa địa ngục, vẫntrong sinh tử luân hồi.
[29] Dụng được chân tâm mà hiện lộ tất cả Vũ trụ.
[30] Tâm ý thức là tâm dựa trên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.
[31] trang 67
[32] trang 461
[33] Trang 482 tập 20 Mác - Ăng ghen toàn tập.
[34] Trang 75
[35] Trang 121. tập 20
[36] Trang 483
[37] Trang 471
[38] Trang 506 tập 20
[39] Satna là một cái khẩy móng tay, khỏang 1/60 giây.
[40] Xem phim oan hồn của Mỹ để hiểu rõ vấn đề này.
[41] Tiên đề 1 và 3 về co lại của chiều dài và giảm khối lượng trong hệ quy chiếu động.
[42] Nhà vật lý nổi tiếng thế giới người Anh, thế kỷ 21 Stenven Harking chứng minh không gian có 11 chiều.
[43] Xem tác phẩm hành trình về phương đông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét