Tổ chức khủng bố
Việt Tân, tên gọi tắt của cái gọi là "Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”,
mà tiền thân của nó là “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” thì
không xa lạ gì đối với những người quan tâm đến chính trị hải ngoại. Trên
dlv.vn, tôi đã từng giới thiệu bài viết "Việt Tân, đứa con lai tật nguyền
Mỹ - Việt hay quái thai thời hậu chiến?" của blogger Thiếu Long Texas, lột
tả sâu sắc và chân thực về bộ mặt thật của tổ chức phản nước hại dân này. Những
năm gần đây, thông qua sự phát triển của internet và các mạng xã hội, con rắn độc
trên đất Mỹ này không ngừng la liếm cái lưỡi đầy nọc độc của nó về Việt Nam,
tiêm nhiễm cho không ít người trong nước, đặc biệt là giới trẻ bằng những thông
tin thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc. Thế nhưng, "thiên bất dung
gian", cái kim trong bọc lâu ngày cũng tòi ra. Những nhà báo Mỹ tiến bộ của
FRONTLINE (chương trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời nhất của
Mỹ) và ProPublica (một cơ sở truyền thông độc lập, phi lợi nhuận sản xuất phóng
sự điều tra vì lợi ích công cộng) đã dày công tìm hiểu và mới đây đã cho ra mắt
bộ phim tài liệu "Terror in little Saigon" (Khủng bố ở Tiểu Sài Gòn),
vạch trần bộ mặt khủng bố và giết người của tổ chức đen tối này. Các bạn có thể
xem phim tại đây. Bên cạnh đó, tôi sẽ lần lượt lược dịch phiên bản báo của
phóng sự này và đăng lên để các bạn tiện theo dõi.
"KHỦNG
BỐ Ở TIỂU SÀI GÒN" - PHẦN GIỚI THIỆU
Các nhà báo đã bị ám sát trên đất Mỹ, người này nối tiếp người
kia.
Dương Trọng Lâm là người đầu tiên. Anh ta 27 tuổi và sản xuất
một ấn bản bằng tiếng Việt có tên Cái Đình Làng, và gửi tới những người nhập cư
trên khắp đất nước. Một buổi sáng, một tay súng đã chờ khi anh ta vừa bước ra
khỏi căn hộ của mình ở San Francisco và bắn chết anh ta với một viên đạn duy nhất
xuyên động mạch phổi, ngay phía trên trái tim.
Đối với nhà xuất bản tạp chí Phạm Văn Tập, cái chết đến chậm
hơn. Khi ông đang ngủ trong cái văn phòng nhỏ của mình tại Garden Grove,
California, thì một kẻ nào đó đã phóng hỏa đốt căn nhà. Người ta đã nghe thấy
tiếng ông la hét trước khi chết vì ngạt khói.
Tại Houston, một sát thủ đã truy đuổi Nguyễn Đạm Phong còn
trong bộ đồ ngủ từ nhà của ông ta và bắn ông ta bảy phát với một khẩu súng lục
cỡ nòng .45. Vụ sát hại là dấu chấm hết cho tờ báo khổ rộng báo, xuất bản hai lần
hàng tháng của Đạm Phong, mà ông đã đặt tên là Tự Do.
Tất cả có năm nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị giết từ năm 1981 đến
năm 1990. Tất cả đều làm việc cho các tờ báo nhỏ phục vụ dân tị nạn đang cư trú
tại Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975. Ít nhất có hai người khác cũng đã bị
giết chết.
Các nhà báo bị ám sát
21.7.1981: Nhà báo Dương Trọng Lâm, 45 tuổi, chủ bút tờ Cái
Đình Làng, bị bắn chết tại San Franciso, bang California. Một nhóm đã nhận
trách nhiệm vụ này, nhưng phát hiện mới cho thấy K-9 mới là thủ phạm.
24.8.1982: Nguyễn Đạm Phong, 48 tuổi, người sáng lập tờ Tự
do tại Houston, bang Texas, bị ám sát tại nhà riêng.
9.8.1987: Phạm Văn Tập (bút danh Hoài Điệp Tử), 45 tuổi,
biên tập của tờ tuần san Mai, thiệt mạng khi văn phòng của ông bị đốt vào sáng
9.8.
22.11.1989: Đỗ Trọng Nhân, 56 tuổi, biên tập viên dàn trang
cho tạp chí Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong ô tô riêng tại hạt Fairfax,
bang Virginia.
22.9.1990: Lê Triết, 61 tuổi, nhà bình luận của tạp chí Văn
nghệ Tiền phong, bị bắn chết khi đang đỗ xe trước nhà riêng. Vợ của ông và một
người qua đường cũng thiệt mạng trong vụ xả súng.Các nhân viên FBI đã đi đến kết
luận rằng vụ giết các nhà báo, cùng với bom cháy và hành hung, là hành vi khủng
bố theo lệnh của một tổ chức gọi là Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt
Nam, một tổ chức được lãnh đạo bởi các cựu sỹ quan quân đội miền Nam Việt Nam.
Tài liệu FBI cho thấy các điều tra viên đã cho rằng Mặt trận đã đe dọa hoặc thủ
tiêu những người đã thách thức nó, và thậm chí đôi khi chỉ đơn giản là những
người có cảm tình với những người Cộng sản chiến thắng tại Việt Nam. Nhưng FBI
đã không thực hiện bất cứ vụ bắt giữ nào đối với các tội ác giết người hoặc khủng
bố này, và sự vụ đã chính thức bị đóng lại từ hai thập kỷ trước đây.
Các cuộc tấn công bạo lực vào các nhà báo thường có tác dụng
như một hình thức tàn bạo của kiểm duyệt, và thường tạo nên sự tổn thương và
đau buồn trong xã hội. Vài tháng sau khi phóng viên Don Bolles ở Arizona bị ám
sát năm 1976, một nhóm gần 40 phóng viên từ khắp nơi trên đất nước nguyện mình
tiếp tục công việc điều tra của ông về tội phạm có tổ chức và tạo nên một tuyên
bố về tự do ngôn luận. Nghi phạm trong vụ giết người cuối cùng đã được xác định
và bị kết án. Vụ thảm sát các nhân viên của tuần báo Charlie Hebdo tại Pháp đã
dẫn đến các buổi cầu nguyện và biểu tình trên khắp thế giới.
Năm ngoái, khi các chiến binh của nhóm vũ trang Nhà nước Hồi
giáo hành quyết phóng viên chiến trường James Foley, Tổng thống Obama đã ca ngợi
ông là một người "dũng cảm kể lại câu chuyện về những đồng loại của
mình" và hứa sẽ săn đuổi những kẻ giết đã ông.
"Tầm với của chúng ta rất xa", Obama nói.
"Chúng ta cần kiên nhẫn. Công lý sẽ được thực thi."
Các gia đình của các nhà báo Việt-Mỹ bị giết từ lâu đã từ bỏ
hy vọng nhìn thấy công lý được thực thi. Họ vẫn còn thất vọng và bối rối. Họ
mong đợi nhiều hơn từ chính phủ mà họ đã lựa chọn, bởi được kích thích bằng lời
hứa của nó về tự do và bị thuyết phục về sự can đảm của nó trong việc tìm kiếm
sự thật.
Đầu năm 2014, ProPublica và Frontline đã mở lại cuộc điều
tra. Chúng tôi thu được hàng ngàn trang tài liệu của FBI mới được giải mật,
cũng như các điện tín của CIA và các hồ sơ nhập cư. Chúng tôi phát hiện thêm một
số người trong cuộc và các nhân chứng trước đây không được phỏng vấn bởi cả FBI
hoặc chính quyền địa phương - trong đó có cựu thành viên của Mặt trận, những
người đã nói với chúng tôi rằng tổ chức này có một đội ám sát bí mật ở Mỹ. Nó
là một giả thiết mà FBI đã theo đuổi trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ có được
bằng chứng thuyết phục.
Mặt trận công khai thu tiền ở Mỹ để khởi động lại cuộc chiến
tranh Việt Nam, thậm chí còn tung ra ba cuộc xâm nhập không thành công từ biên
giới của Thái Lan và Lào. Báo cáo của chúng tôi cho thấy rằng các quan chức tại
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tình báo Trung ương và FBI biết về hoạt động
quân sự của Mặt trận trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng chính quyền liên bang đã
không hề hành động để thực thi "đạo luật trung lập" (Neutrality Act),
điều ngăn cản chính phủ và công dân của đất nước này khỏi những nỗ lực lật đổ một
chính phủ nước ngoài.
Ở Pearland, Texas, bên ngoài của Houston, có một nghĩa trang
bao bọc bởi những cây thông và cây sồi cao chót vót. Phía sau của khu nghĩa địa,
gần một dòng nước bùn, là bia mộ của Nguyễn Đạm Phong. Cỏ đã len lỏi qua tấm biển
hình chữ nhật nhỏ ghi thông tin người đã khuất. Bông hồng duy nhất, đã chết,
héo đen, đứng lặng lẽ trong một chiếc bình kim loại.
Nhưng những dòng chữ khắc vào đá cẩm thạch từ 33 năm về trước
vẫn đọc được: Bị giết trong khi theo đuổi sự thật và công lý thông qua báo chí.
Hôm nay, ProPublica và Frontline, với bộ phim tài liệu
"Khủng bố ở Little Saigon" sẽ kể câu chuyện về một thế lực của sự hăm
dọa và giết người mà không có kẻ nào từng bị trừng trị.
--------
Nguồn:
ProPublica và Frontline
Dịch: DLV.VN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét