Các phim viễn tưởng thường hay có kịch bản người ngoài hành tinh chiếm hữu trái đất bằng cách xâm nhập vào cơ thể người trái đất, kiểu như 1 loại ký sinh vật và biến người trái đất thành 1 loại vật chủ, hoạt động theo sự điều khiển của họ. Thật ra giả thiết này không hẳn là viển vông vì trong tự nhiên, việc ký sinh vật “hack não” vật chủ không phải là hiếm. Chẳng hạn như loài ong ngọc lục bảo, sau khi “điểm huyệt” con gián to gấp nhiều lần mình, nó hút chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ, ngoạm đứt những cái râu đóng vai trò ăng-ten định hướng của con gián và điều khiển con gián đi đâu tùy ý. Các nhà sinh vật học còn cho rằng, loài virus dại cũng chính là 1 loại ký sinh trùng có thể điều khiển vật chủ. Nó khiến cho những vật bị nhiễm - thường là dơi hoặc chó, thậm chí cả con người - trở nên hung hãn, can thiệp hành vi của vật chủ chỉ nhằm mục đích lây lan chúng ra ngoài bằng cách cắn hoặc cào.
Ong ngọc lục bảo điều khiển con mồi về tổ. |
Khi "ký sinh vật" ngọ nguậy! |
Nhưng con người còn làm được nhiều hơn tự nhiên và người ngoài hành tinh khi họ có thể điều khiển thần kinh của chính đồng loại mình mà chẳng cần phải chui vào não họ. Bí kíp đó của loài người được gọi tên là “tôn giáo”. Người đã làm nên đỉnh cao của nghệ thuật “hack não” này là một vị hoàng đế của đế chế La Mã cổ đại: Constantinus Đại đế, người đã biến Ki tô giáo từ chỗ là một ngoại đạo bị chế độ khủng bố trở thành quốc giáo của đế chế La Mã và các vị giáo hoàng trở thành vua của các vị vua trên toàn cõi lục địa già. Đẳng cấp của kẻ đi chinh phục là phải thuần phục được tư tưởng của kẻ bị chinh phục chứ không phải chỉ nắm được thể xác của họ. Lưỡi gươm của đế chế La Mã giúp mở rộng lãnh thổ còn thập giá của giáo hội công giáo La Mã giúp họ thuần phục những vùng lãnh thổ đó. Điều này cũng giống như người nông dân làm ruộng: lưỡi cày sẽ giúp họ xới tung những mảnh đất cứng đầu, nhưng để trồng lúa hiệu quả và lâu dài, họ phải cần đến những cái bừa để đánh tơi mảnh đất và từ đó, những hạt giống sẽ nảy mầm, cắm sâu rễ vào lòng đất, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét