Tri thức là những giọt nước trong đại dương bao la!

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

HỌC

Nói gì thì nói, học được là tốt, học nhiều là tốt, sự học chưa bao giờ vô ích, đừng lấy những biến cố xã hội để bài khích việc học.
Cậu có những người anh mà ngày bé họ học cực giỏi, cực thông minh. Cha mẹ lăn lộn kiếm ăn, ý thức về việc học hành của con cái thậm chí còn không có điều kiện tư duy cho chỉn chu, chứ đừng nói thúc ép. Nhưng họ vẫn học rất chăm, đua nhau học, học đến mức có người trở nên ngây dại điên loạn, có người nhảy cầu tự tử vì trầm cảm.
Tự họ học, tự họ tạo ra sức ép cho chính bản thân mình, chứ chả có ai gây sức ép lên họ cả. Đơn giản vì họ là người hiếu học, ham học, tự thân họ coi việc học là thứ gì đó ghê gớm lắm mà bản thân không cho phép thua cuộc.
Và gặp nạn.
Tự tử vì trầm cảm, vì sức ép, và phát điên vì học, vì sức ép, đã là câu chuyện có từ 30 năm trước chứ chả phải bây giờ. Đừng bi kịch hóa hiện tại như thể mọi thứ vừa mới có từ ngày hôm qua, để rồi tấn công ngành giáo.
***
Lỗi của gia đình không nằm ở chỗ sức ép, mà chính xác ra, nằm ở chỗ không biết cách gỡ sức ép cho con. Biết con ham học, biết việc học con khắc nghiệt, nhưng không khéo léo giải tỏa áp lực, lâu dài tích tụ ẩn ức, và điều đáng tiếc xảy ra.
Cậu tự hào vì cho đến nay, các em của cậu có thể tìm đến anh trai để nói những câu chuyện dù là sâu kín nhất, dù là tế nhị nhất, bất cứ lúc nào. Từ hồi còn học phổ thông, cho đến bây giờ khi chúng nó đã có đủ mặt con.
Khi giúp các em có việc làm, cậu nói rằng chẳng cần phải biết ơn anh, chẳng cần phải nghĩ rằng cần phải thế này thế nọ để anh không mang tiếng, mà chỉ cần sống cho tốt, lao động cho tử tế, và tiến lên được hay lùi xuống là câu chuyện của em, anh không có vai trò gì cả.
Kỹ năng quan trọng nhất của người đi trước, của người lớn, là biết cách gỡ áp lực cho người đi sau. Học là phải học, cuộc sống muốn tiến bộ là phải học, nhưng đáng ra nên đặt câu hỏi cho con, rằng con học được cái gì cho bản thân mình, thì chúng ta lại thường hướng chúng về câu hỏi, học làm sao để "bằng bè bằng bạn".
Như thế, đặt chúng nó vào một cuộc đua không đáng có, và khả năng bản thân của chúng nó đương nhiên bị bó buộc lại. Không được học điều mình thích, không được học theo cách mình thích, không được chọn cách thất bại.
Thế là bế tắc.
***
Phải học, nhưng học kiểu gì, đó mới là vấn đề cần bình luận. Đừng nghe bọn báo chí bài xích việc học tập mà adua, bởi đơn giản là muốn trở thành nhà báo trong xã hội này thì học tập chưa bao giờ là điều quan trọng.
Nhân bất học bất tri lý, diễn nôm là nhỏ không học lớn làm nhà báo, hoặc nhỏ không học lớn làm thường vụ, đều đúng, hehe.
Không ưa anh Nhạ dục, nhưng phải thừa nhận rằng, có lẽ đang có một chiến dịch truyền thông thổi bùng mọi sự cố trong ngành giáo, và sớm muộn gì cũng được dẫn dắt về vai trò bộ trưởng.
Y hệt chiêu trò đã dùng để đánh phá chị Tiến
Share:

Chữ kí tác giả

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

TÌM KIẾM

ĐỒNG HỒ

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

  • SỐ LƯỢNG BÀI VIẾT
  • SỐ LƯỢNG BÌNH LUẬN
  • SỐ LƯỢNG NGƯỜI XEM

ĐANG GHÉ THĂM

Người theo dõi

Blog Archive