Rất ngán ngẩm khi ngồi với những người mà cách để họ thể hiện niềm tự hào về trí nhớ, về tri thức, về văn học của mình theo lối, chẳng những đọc thuộc làu truyện Kiều, mà thậm chí còn có thể đọc ngược.
Cuộc sống không thiếu những người như thế, những người lấy khả năng đọc ngược truyện Kiều để vỗ ngực với thiên hạ.
Chả giải quyết được cái mẹ gì cho đời.
***
Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể coi như là bộ tiểu thuyết bằng thơ ca với dữ liệu hoàn toàn được hư cấu khác hẳn so với chính sử. Từ Hải từ một thằng cha cướp biển, dạng trùm xã hội đen, bỗng chốc hóa thành bậc anh hùng hào kiệt. Hồ Tôn Hiến từ chỗ là một vị quan trụ cột triều chính, có công lớn trong việc dẹp đám phản loạn, tri thức và đỗ đạt đàng hoàng, bỗng hóa thành kẻ lật lọng tráo trở, bội tín bội nghĩa, dâm dê hèn mạt.
Cái chết của Từ Hải trong chính sử là cái chết trốn chạy, đâm đầu xuống sông nhưng không thoát, bị vớt lên chặt đầu, thì trong câu chuyện của Nguyễn Du là một cái chết hoành tráng, chết đứng giữa trận tiền, và chỉ gục ngã khi Kiều đến ôm chân khóc ối bố Hải ơi ba tiếng. Nghệ thuật chính trị dụ hàng, lừa địch của Hồ Tôn Hiến thông qua việc dùng tiền để nhử Thúy Kiều, Từ Hải, bỗng được viết lại như thể một thứ phản bội bất tín với bè bạn tâm giao. Rất bố láo bố toét, hehe.
Đại khái thế, khi so sánh những dữ liệu kiểu như thế, thì sẽ thấy rõ được rằng góc nhìn của Nguyễn Du là một góc nhìn của kẻ nghèo hèn tự ti. Du là đại diện tiêu biểu cho tâm lý dạng đồ nho nửa mùa thất bát từ thời Du cho đến mãi tận bây giờ, một dạng ích kỷ ngu dốt, duy trì cái nhìn ghen ghét với kẻ có địa vị trong xã hội, và tôn vinh những giá trị thấp hèn, vô học, thậm chí đầu đường xó chợ.
Tiếc là, bối cảnh xã hội theo dòng lịch sử đã cho phép phát tác Truyện Kiều, cũng như sự phát tác của Thủy Hử ở Trung Quốc mạnh nhất là vào thời điểm bố con nhà cụ Mao mần cách mạng. Đó là thư tư duy cổ vũ cướp bóc, cổ vũ anh em bần nông răng vẩu đứng lên xóa cờ chơi lại, dù chưa chắc đã biết chơi cờ.
Người cũ, thời cũ, yêu Kiều và lẩy Kiểu và đọc ngược Kiều, ừ thì còn thông cảm. Chứ tầm này, thời 4.0, thời nữ giới đương nhiên nằm trên khi chịch xoạc, mà vẫn rung đùi rồi quẹt quẹt ngang mồm rồi khoe tao đọc ngược được truyện Kiều, thì đúng là thứ vứt đi!
Tôn vinh gì cái thứ vừa muốn móc tiền của người ta để chuộc cha, nhưng vẫn muốn giữ nguyên trinh tiết?
***
Nhắc đến Thủy Hử mới nhớ, mới ngẫm ra rằng, hóa ra bịa đặt bố láo thì đúng là bọn nhà văn rặt giống nhau. Ở Việt Nam có Nguyễn Du, thì tất nhiên ở Khựa có Thi Nại Am với câu chuyện về Bến nước Lương Sơn nổi tiếng.
Năm 2009, hậu duệ của Thi Nại Am đã phải đích thân đến trước bàn thờ gia tiên của hai dòng họ Võ, Phan ở Trung Quốc để xin lỗi. Xin lỗi thay cho tổ tiên, vì tổ tiên của ông này đã tàn sát hai dòng họ Võ, Phan bằng cách dựng ra hình tượng Võ Đại Lang và Phan Kim Liên, một kẻ thì dung mạo xấu xí, học hành thấp hèn, lùn lùn một mẩu, và một kẻ thì hoang dâm vô độ, lăng loàn giết chồng. Xây dựng hình tượng trong văn học, nhưng lại lấy đúng tên người thật, và đúng địa danh thật, một sự trùng hợp chưa giải mã được chính xác là vô tình hay cố ý, nhưng bỗng trở thành nguyên nhân chính cho việc đàm tiếu về hai dòng họ này trong suốt mấy gần một ngàn năm qua.
Có lẽ, sự bịa đặt quá đà của Thi Nại Am cũng là một trong những nguyên nhân chính mà gần đây người ta đặt lại vai trò của Thủy Hử, có xứng là một trong “Tứ đại kỳ thư” của nền văn học Trung Hoa vĩ đại hay không?
***
Cậu có thói quen, khi thấy thằng cha nào vỗ ngực khoe kiểu đọc ngược Truyện Kiều, cậu thường xúi chúng đọc. Cho è-cổ ra đọc, cho ngoác mõm ra đọc, đọc xong thì tai liền mồm nghe nốt, cậu bú dziệu, và nhìn thẳng với một ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng trong lòng thì cười thầm, mày đúng là một cỗ máy phát ra tiếng người không hơn không kém, hehehe.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét