Tri thức là những giọt nước trong đại dương bao la!

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Tại sao Hàn Tín chết, Trương Lương sống?


Ai cũng thuộc nằm lòng câu, thỏ chết thì giết chó, chim chết thì bẻ cung tên, phá xong địch thì mưu thần phải chết, và dùng nó để nói về một sự bạc bẽo đương nhiên trong chính trị. Qua đó, khen Trương Lương thức thời mà thoát nạn, trách Hàn Tín ngu si mà rước họa thiên thu.
Nhưng có mấy ai tự đặt lại vấn đề, tại sao Trương Lương lại thức thời, cáo ấn từ quan ngay khi giang sơn thống nhất, để rồi thoát nạn. Và tại sao Hàn Tín lại u-mê đến vậy, để rồi tèo tốt?
Chê Tín dốt, là điều rất buồn cười. Tín là kẻ thông minh kiệt xuất, không kiệt xuất sao từ thân phận lính canh ôm kiếm gác cửa thuần túy, bỗng rực sáng hóa đại tướng bách chiến bách thắng, một tay đủ giúp hoàng đế bình định thiên hạ?
Hàn Tín hẳn nhiên không lạ gì quy luật chính trị nghiệt ngã đó, nhất là trước khi đến lượt Tín, thì hàng loạt công thần cũng đã lần lượt rơi đầu, dưới lưỡi dao của vị hoàng đế từng một thời cùng vào sinh ra tử?
Biết, mà vẫn lao đầu vào chỗ chết. Tại sao?
***
Trương Lương dòng dõi quý tộc nước Hàn, khi nước Hàn sụp đổ, trong lòng chỉ ôm mộng phục quốc, không màng danh lợi. Sau khi chứng kiến vua Hàn nhu nhược, biết rằng lý tưởng của mình đã không thể trở thành hiện thực, đành gạt nước mắt phò trợ Lưu Bang với tâm nguyện mau chóng chấm dứt chiến tranh, đưa lại thái bình cho thiên hạ.
Lương, cốt cách quý tộc từ trong máu thịt, từ tổ tiên để lại, dĩ nhiên không có những nhu cầu thuần túy của một kẻ vô-lại ao ước, đó là quyền lực, danh vọng, và vật chất.
Vì thế, khi thiên hạ thái bình, Lương coi như đã thỏa mãn lý tưởng của mình. Chấp nhận rời bỏ cuộc chơi, trước là giữ mạng, sau là ẩn cư ngẫm sự đời.
Hàn Tín ngược lại, xuất thân bần hàn, đến miếng ăn qua ngày cũng là mơ ước cháy bỏng. Tín lập nghiệp mà không có lý tưởng rõ ràng. Tín theo ai cũng được, miễn là có ăn và được chứng tỏ tài năng của mình. Nói chính xác hơn, Tín sống vì cá nhân Tín, hơn là sống cho lý tưởng.
Công thành danh toại, Tín có đủ từ quyền lực và danh vọng và vật chất, những thứ mà khi đói rách bần hàn, có nằm mơ cũng không thấy.
Vì thế, bảo Tín hãy rời bỏ nó, là điều không tưởng. Với Tín, rượu ngon gái đẹp và quyền uy cá nhân, mới thực là lý tưởng.
Ngay cả khi đã bị giáng chức, Tín vẫn cố đấm ăn xôi chút quyền lực còn lại. Nhìn thấy cái chết cận kề, vẫn không dám dứt bỏ sân-si của mình.
Nên Tín chết.
***
Ngẫm ra, bọn đói thối mồm, giai cấp bần nông răng vẩu chuyên mở mồm nói chuyện đạo đức và chê bai quan trường, bọn này mới là bọn dễ chết khi chẳng may chúng được đặt vào cái mỏ lợi lộc. Vì chúng không dứt ra được, đã đói ắt sẽ tham, đã tham ắt sẽ bám đến cùng, và khi thời thế thay đổi, sẽ chết.
Những vị trí nhạy cảm trong xã hội, những vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội, nên giao vào tay đám hậu duệ quyền quý. Chúng có đủ truyền thống gia đình, tổ tiên, để giữ gìn phẩm hạnh trong ngưỡng. Chúng đã quá đủ trải nghiệm sung sướng để không phải tính đến việc thả mình vì những tham lam lặt vặt. Với bọn này, chữ danh quan trọng hơn nhiều, lý tưởng quan trọng hơn nhiều, khi đem ra đong đếm với những nhu cầu cá nhân mà bọn bần nông vẫn hay lấy ra như là tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của đời người, ấy là quyền lực và vật chất.
***
Bọn đói rách ngu muội, chúng chỉ phù hợp với làm cách mạng, xóa cờ chơi lại là giỏi, hehe.
Share:

Chữ kí tác giả

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

TÌM KIẾM

ĐỒNG HỒ

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

  • SỐ LƯỢNG BÀI VIẾT
  • SỐ LƯỢNG BÌNH LUẬN
  • SỐ LƯỢNG NGƯỜI XEM

ĐANG GHÉ THĂM

Người theo dõi

Blog Archive